K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2021

Tham khảo:

1Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

-         Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)

-         Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi

 2. Vượt thác – Võ Quảng

-         Nhân vật chính: Dượng Hương Thư

-         Phương thức biểu đạt: miêu tả

-         Miêu tả: cảnh thiên nhiên và con người

 

 4. Lượm – Tố Hữu

-         Ra đời giai đoạn kháng chiến chống Pháp

-         Thể thơ: thơ bốn chữ

-         Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm

-         Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu: Đoạn miêu tả hình dáng Lượm “Chú bé loắt choắt... Nhảy trên đường vàng” (Học thuộc lòng)

-         Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào

-         Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

 5. Cây tre Việt Nam – Thép Mới

     -         Kết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)

-         Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng

-         Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

6Sông nước Cà Mau  –  Đoàn Giỏi

a) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt : miêu tả + thuyết minh

- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể

- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ

- Từ ngữ : gợi hình, chính xác

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

7. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

- Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương

- Nhân vật trung tâm : người anh

- Kể theo ngôi thứ nhất ( người anh  kể )

- Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa

- Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó.

a) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả

- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật

- Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.

 

9. Cô Tô   –     Nguyễn Tuân

a) Nghệ thuật :

- Khắc họa hình ảnh : tinh tế, chính xác, độc đáo

- Sử dụng các phép so sánh mới lạ

- Từ ngữ : giàu tính sáng tạo

b) Ý nghĩa văn bản :

Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó, ta thấy tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.

10. Hướng dẫn đọc thêm : LÒNG YÊU NƯỚC  – I. Ê-ren-bua

a) Nghệ thuật :

- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình

- Phương thức biểu đạt : miêu tả + biểu cảm

- Miêu tả : tinh tế, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

- Biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc

- Lập luận : lô-gíc và chặt chẽ

b) Ý nghĩa văn bản :

Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.

11. Lao xao  –  Duy Khán

a) Nghệ thuật :

- Miêu tả : tự nhiên, sinh động, hấp dẫn

- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian : đồng dao, thành ngữ

- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …

- Lời văn : giàu hình ảnh

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước,

12. Cầu Long Biên  – Chứng nhân lịch sử       ( Thúy Lan )

a) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt : thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm

- Nêu số liệu cụ thể

- Sử dụng phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên : chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

13. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ  –  Xi-át-tơn

a) Nghệ thuật :

- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của bức thư.

- Ngôn ngữ : biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mãnh đất quê hương – nguồn sống của con người.

- Khắc họa cuộc sống thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ

b) Ý nghĩa văn bản :

Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.

14. Động Phong Nha  –  Trần Hoàng

a) Nghệ thuật :

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm

- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học

- Miêu tả sinh động, từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha

b) Ý nghĩa văn bản :

Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên, môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.

21 tháng 12 2021

Tham khảo!

Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 7

Các Tác Phẩm Văn Học Trung đại Lớp 7

2 tháng 1 2021

Vản bản nhật dụng

Thông tin về ngày trái đất năm 2000.( Môi trường.)

Ôn dịch, thuốc lá.( Tệ nạn thuốc lá.)

Bài toán dân số.( Dân số và tương lai loài người.)

3 tháng 5 2021

Quê hương (thể loại:thơ 8 chữ)

tác giả:(Tế Hanh)

13 tháng 7 2021

1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh

2. Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt

3. Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi

4. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

...

21 tháng 12 2021

tham khảo chứ chép ra mỏi tay 

Tên tác phẩmTên tác giả
Cổng trường mở ra-Lý Lan
Mẹ tôi-Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bê-Khánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình(ca dao)
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.(ca dao)
Những câu hát than thânca dao
Những câu hát châm biếm(ca dao)
Sông núi nước Nam-Lý Thường Kiệt
Phò giá về kinh-Trần Quang Khải
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra-Trần Nhân Tông
Bài ca Côn Sơn-Nguyễn Trãi
Sau phút chia li--Đoàn Thị Điểm
Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương
Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhà--Nguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi Lư-Lý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh---Lý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê--Hạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá-Đỗ Phủ
Cảnh khuya---Hồ Chí Minh
Rằm tháng giêng----Hồ Chí Minh
Tiếng gà trưa---Xuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: Cốm-Thạch Lam
Sài Gòn tôi yêu-Minh Hương
Mùa xuân của tôi--Vũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất(Tục ngữ)
Tục ngữ về con người và xã hội(Tục ngữ)
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Hồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng Việt(Đặng Thai Mai)
Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương-Hoài Thanh
Sống chết mặc bay-Phạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu-Nguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông Hương-Hà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính(chèo)