K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích  và thực hiện các yêu cầu sau:      “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích  và thực hiện các yêu cầu sau:      

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”

(Dẫn theo http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai)

1. Câu 1. Xác định  các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

2. Câu 2. Theo tác giả, Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm gì?

3. Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai từ tự hào và gieo hạt trong câu: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt…

4. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến  “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

1
26 tháng 2 2021

Câu 1:

PTBD: nghị luận

Câu 2:

Để đất nước và con người VN phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đâu tiên là  phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách.

Câu 3:

Khi có tủ sách trong nhà, nếu là tủ nhiều sách, con cháu, ông cha trong nhà đọc sách thì đó là niềm ''tự hào'' và nếu trẻ em được nhìn thấy sách trong tủ từ khi còn nhỏ thì đó là ''gieo hạt'' sở thích đọc sách trong các em

Câu 4:

Đồng ý, vì thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu thay đổi từ thế hệ trẻ, mọi thứ sẽ phát triển theo hướng tích cực, đem lại nhiều điều tốt cho xã hội, những cái cũ sẽ được thế hệ trẻ cải cách và thay đổi

26 tháng 2 2021

cảm ơn đại tá rất nhiều 

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” (Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Nêu nội dung đoạn trích trên trong 5- 7 câu.

0
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!- Cụ bán rồi?- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn ... Ông giáo ơi! ...Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng...

Câu 1.(0.75 điểm) Xác định thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản có chứa đoạn trích trên?

Câu 2(0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (0.75 điểm). Xác định từ loại của những từ gạch chân trong đoạn trích?

Câu 4 (0.5 điểm). Tìm trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn trích

1
16 tháng 11 2021

 Bạn tham khảo nhé

Câu 1:

  -Thể loại :Truyện ngắn

  -Ngôi kể:Ngôi thứ nhất (ông giáo xưng"tôi")

  -PTBĐ chính : tự sự

Câu 2:

  -Nội dung chính của đoạn trích:Kể về sự việc lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện bán chó

Câu 4:

  -Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người có trong đoạn trích là: đôi mắt,mặt, miệng, cái đầu..

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lào ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lào ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… - Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc - Nam Cao) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 đ). Câu 2: Đoạn văn trên kể theo ngôi thứ mấy? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (1,0 đ). Câu 3: Tìm các thán từ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết những từ đó thuộc loại thán từ nào? (1,0đ) Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”? (1,0 đ) Câu 5: Qua đoạn trích, em học tập được những gì từ nhân vật lão Hạc?

0
Giúp vs cần gấp ạCâu 1: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bản rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cổ làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ằng ông nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyền sách của tôi quả như trước...
Đọc tiếp

Giúp vs cần gấp ạ

Câu 1: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:

 

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

 

- Cụ bán rồi? - Bản rồi! Họ vừa bắt xong.

 

Lão cổ làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ằng ông nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyền sách của tôi quả như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Học. Tôi hỏi cho có chuyện:

 

- Thế nó cho bắt à?

 

Mặt lão đột nhiên có rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cải đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ...

 

- Khốn nạn ... Ông giáo ơi! ... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thẳng Mục nấp trong nhà, ngay đắng sau nó, tóm lấy hai cằng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thẳng Mục với thằng Xiên, hai thắng chúng nó chỉ lay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cũ cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó

 

không ngờ tội nỡ tâm lừa nó! Tôi an ủi lão:

 

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chủ hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. Lão chua chát bảo:

 

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút ... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...

 

a. Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

 

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

 

b. Hãy tóm tắt đoạn trích trên bằng 1 hoặc 2 câu văn.

 

c. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nit. Lão hu hu khóc”. Đoạn văn miêu tả này đã giúp em nhận ra được tâm trạng gì của Lão Hạc sau khi bán con chó - ki vật của con trai để lại? Theo em, vì sao ông lão lại có tâm trạng ấy? (Trả lời câu hỏi bằng đoạn văn khoảng 3 đến 5 dòng)

1
2 tháng 10 2021

a. PTBĐ: Tự sự

b. Sau khi lão bị ốm nặng nên lão quyết định bán Cậu Vàng - con chó của lão- đi. Sau khi bán chó, ông Lão qua lời kể của ông Giáo vô cùng đau đớn, ân hận vì đã giết nó, đã lừa nó.

c. Tham khảo

Lão Hạc chạy sang nhà ông giáo mà khóc lóc chửi bản thân mình. Nhà văn Nam Cao như thấu hiểu được cảm giác đó cho nên đã viết rất xúc động đoạn văn miêu tả tâm lý Lão Hạc khóc mếu khi bán cậu Vàng. Bộ dạng lão Hạc trông thật là tội nghiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng”. Như vậy có thể nói ông Lão yêu thương con chó của mình lắm. Đối với ông thì cậu Vàng giống như một con người chứ không phải là một con chó nữa.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang. Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo: – Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.......”. (Trích Sọ Dừa - Kho tàng truyện cổ Việt Nam) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. tác dụng của phép so sánh đó là gì ạ

0
5 tháng 8 2017

- Đọc giọng to, rõ ràng.

- Nhấn mạnh các tình tiết của Thái sư.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Ông lão bỗng ngừng lại, ngỡ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.

( Ngữ văn 9- tập 1)

Câu 1.  Nêu xuất xứ của đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn? 

Câu 3. Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên? (đoạn văn)

0
Đọc phần trích dưới đây và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bản rồi ? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Những trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyền sách của...
Đọc tiếp

Đọc phần trích dưới đây và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bản rồi ? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Những trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyền sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc .... Xác định câu ghép và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

1
6 tháng 1 2022

 Câu ghép:

  Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ tiếp nối