Câu 1 : Trường hợp nào dưới đây có tác dụng của từ trường ?
A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện đi qua
B. Dòng điện trong cuộn dây làm kim la bàn bị lệch khỏi hướng Nam - Bắc địa lí.
C. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất.
D. Dòng điện có thể gây co giật
Câu 2 : Để tạo ra từ phổ của ống dây, người ta cần dùng :
A. ống dây, mạt sắt, bút dạ.
B. ống dây, nguồn điện, mạt sắt.
C. nam châm, lõi sắt non, la bàn.
D. nam châm, các vật bằng sắt, la bàn.
Câu 3 : Thông số kĩ thuật của một bàn là có ghi : 220W - 1500W. Khi bàn là hoạt động bình thường, cường độ dòng điện và điện trở của bàn là
A. I = 6,82A, R= 32,3Ω
B. I = 0,682A, R = 323Ω
C. I = 0,15A, R = 68,2Ω
D. I = 3,23A, R = 68,2Ω
Câu 4 : Chọn phát biểu sai dưới đây
A. Các đường sức từ của thanh nam châm cùng đi vào từ cực Nam và đi ra từ cực Bắc.
B. Đường sức từ bên ngoài thanh nam châm có chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc.
C. Chỗ các đường sức từ dày thì từ trường mạnh
D. Càng gần nam châm các đường sức từ càng gần nhau
Câu 5 : Trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua, các đường sức từ có đặc điểm
A. là những đường thẳng song song, cách đều và vuông góc với trục của ống dây
B. là những đường vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.
C. là những đường thẳng song song, cách đều và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.
D. là những đường thẳng song song, cách đều và hướng từ cực Nam sang cực Bắc của ống dây.
Câu 6 : Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, ngón tay cái choãi ra chỉ
A. Chiều dòng điện trong ống dây.
B. Chiều của lực từ tác dụng lên nam châm thử.
C. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
D. Chiều chuyển động của kim nam châm đặt gần ống dây.
Giải thích từng đáp án giúp mình nha ! Mình cảm ơn