K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

      Một thứ quà của lúa non: cốm là một văn bản đặc sắc nói về một trong những món ăn độc đáo của Hà Nội. Trong văn bản "Cốm", nhà văn cũng tỉ mỉ kể về quá trình để có được những hạt cốm thơm ngon. Cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng mênh mông, dân dã, bát ngát gió hồn nhiên và lung linh nắng vô tư dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, nó trở thành một món quà trong phong tục người Việt, trở thanh nét văn hóa độc đáo, nhất là với phong tục sêu tết trong hôn nhân, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

 
16 tháng 12 2021

    Một thứ quà của lúa non: cốm là một văn bản đặc sắc nói về một trong những món ăn độc đáo của Hà Nội. Trong văn bản "Cốm", nhà văn cũng tỉ mỉ kể về quá trình để có được những hạt cốm thơm ngon. Cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng mênh mông, dân dã, bát ngát gió hồn nhiên và lung linh nắng vô tư dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, nó trở thành một món quà trong phong tục người Việt, trở thanh nét văn hóa độc đáo, nhất là với phong tục sêu tết trong hôn nhân, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

18 tháng 12 2021

    Mạch cảm xúc của nhà văn chuyển từ tiền thân và sự hình thành của cốm đến giá trị của nó. Nhà văn không tiếc lời ca ngợi cốm: "Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam". Thứ quà đồng quê đã được nâng tầm trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam, biểu tượng cho hạnh phúc mãi mãi bền lâu của đôi lứa. Những lời bình luận của Thạch Lam giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: dùng cốm làm quà siêu tết, trong các lễ nghi. Trân trọng những truyền thống ấy, ông nhẹ nhàng phê phán những kẻ học đòi kệch cỡm đang làm mất dần đi giá trị của cốm và bắt chước người người ngoài.

      Kết thúc bài tùy bút, nhà văn chia sẻ với người đọc về cách ăn và thưởng thức cốm: "Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ". Ăn cốm đã được Thạch Lam nâng lên tầm nghệ thuật. Thưởng thức cốm để cảm nhận "mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ". Cốm là kết tinh của bao nhiêu sản vật làng quê Việt Nam, vậy nên "phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa". Đó là lời đề nghị chân thành, tha thiết của một tâm hồn gắn bó sâu nặng với những sản vật của quê hương, với những nét đẹp bình dị của mảnh đất kinh kì thuở xưa.

     Bằng tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng nâng niu trân trọng những sản vật quê hương, nhà văn đã phát hiện được nét đẹp của văn hóa dân tộc qua: cốm- thứ quà quê bình dị, dân dã. Cốm không chỉ là thức quà riêng người Hà Nội mới có mỗi khi thu đến, nó đã gói gọn cả tâm hồn của mảnh đất kinh kì cũng như của biết bao con người Việt Nam.

18 tháng 12 2021

✔️ bạn ơi! Mik thấy nó hơi dài í. Thì bạn lược bỏ bớt đi cho nó ngắn nha.

Các bạn trong một nhóm học tập đang thảo luận với nhau về cách viết hai đoạn văn nối tiếp nhau để chứng minh cho hai luận điểm sau đây :   (1)  Bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam nói đến một món quà quê bình dị, còn “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng lại viết về kỉ niệm về quê cũ của một kẻ tha hương.   (2)  Cả “Một thứ quà của lúa non : Cốm” và “Mùa xuân của tôi” đều thể hiện tâm...
Đọc tiếp

Các bạn trong một nhóm học tập đang thảo luận với nhau về cách viết hai đoạn văn nối tiếp nhau để chứng minh cho hai luận điểm sau đây :

   (1)  Bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam nói đến một món quà quê bình dị, còn “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng lại viết về kỉ niệm về quê cũ của một kẻ tha hương.

   (2)  Cả “Một thứ quà của lúa non : Cốm” và “Mùa xuân của tôi” đều thể hiện tâm tình sâu nặng, thiết tha đối với quê hương đất nước, và đó chính là chỗ hay nhất của hai áng văn xuôi.

   Em thấy hai luận điểm trên có chính xác, hợp lý không?

Mọi người giúp mình gấp với. Mình đang cần luôn bây giờ. Cảm ơn mọi người.
 

1
9 tháng 3 2021

2 luận điểm trên đều hợp lí

9 tháng 3 2021

ngủ đii chị ơi! khuya r

14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Qua bài thơ Tĩnh dạ tứ,  ánh trăng trong đêm đã gợi nỗi nhớ quê hương tha thiết trong tâm hồn của người con xa quê, lâu chưa có dịp trở về. Trong đêm, khuya thanh vắng, ánh trăng rọi sáng đầu giường khiến nhà thơ như bừng tỉnh và ánh trăng ấy bao trùm lên cả không gian rộng lớn. Ánh sáng ấy mờ ảo, vừa thực mà vừa như mơ. Phải chăng nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Và từ nhìn xuống mặt đất, tác giả ngẩn đầu nhìn lên trời khuya ngắm ánh trăng sáng. Trăng vốn là biểu tượng cho sự viên mãn đoàn tụ, cho sự thanh bình nên nỗi hớ quê hương như ùa về trong tâm trí thi nhân. Hình ảnh vầng trăng trên cao, lặng lẽ trong đêm khuya đã gợi nên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn thương bởi nhớ quê mà chẳng về thăm quê. Bởi vậy, Vầng trăng trên cao cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

12 tháng 12 2020

Sau khi học xong bài thứ ăn của lúa ta càng cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của ẩm thực Việt. Và có lẽ tinh hoa, nét đẹp của ẩm thực Việt. Bao giờ cũng là sự kết tinh của tri thức sáng tạo và một tình yêu nồng nàn với nó. Bởi thế mà mọi món của người Việt ta luôn chứa trong có một tình yêu thầm kin của đầu bếp gửi và từng món ăn cái bánh, nó còn là nơi nuôi dưỡng tâm của mỗi ai. Người đầu bếp luôn hướng đến những gì chân thiện mý nhất để tạo một món chứa đây những thứ ngon nhất để mỗi lần ăn nhung nhớ khôn ngui. Bởi vậy, mà theo :Gordon Ramsay“Nấu ăn là một nghề đòi hỏi sức khỏe, gan lì, tầm nhìn và tư duy mở. Còn gì tuyệt vời hơn khi đi khắp thế giới và thưởng thức những món hảo hạng nhất cho thức khách cảm nhận được những tinh túy trong mỗi món ăn. Bởi vậy mà mỗi nó ăn luôn ăn chứa một sức mạnh tiềm tàng mà mạnh mẽ. Đã có một số nhân vật có tiếng từng ăn những món của người Việt để luyến lưu khôn ngui như:Tổng thống Bush cùng phu nhân bay vô thăm TP Hồ Chí Minh;vợ chồng Thủ tướng Úc John Howard ,...Những món đã làm nên hồn Việt của chúng ta như: phở, báng mì, cao lầu, gỏi cuốn ......Cũng chính những yếu tố trên đã làm nên một bản sắc văn hóa ẩm thức Việt. Bởi vậy bản thân là người Việt Nam hay sống một cách tích cực để những nét đẹp đó tồn tại và phát triển ngàn đời

14 tháng 12 2021

Tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi nhân từ xưa đến nay. Nếu nỗi nhớ quê trong "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch là sự khắc khoải, da diết với ánh trăng vằng vặc của ngày xưa thì "Hồi hương ngẫu thư" của Lý Bạch khắc họa một nỗi buồn thương, nuối tiếc của một cố nhân về thăm chốn cũ. Bài thơ tuy đã lâu nhưng vẫn còn giá trị nổi bật với tình yêu quê hương đi sâu vào lòng người đọc.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Bài thơ mở đầu với một câu chuyện về một người con xa quê đã lâu, nay mới có dịp về thăm lại cố hương. Khoảng thời gian mấy chục năm mà ngỡ như mới hôm qua bởi với tác giả, hình bóng quê hương vẫn luôn nguyên vẹn và đủ đầy như thuở ấu thơ. Hai cặp từ đối lập: đi - về, trẻ - già cho thấy sự khắc nghiệt của thời gian, của tuổi tác và cả của hoàn cảnh sống. Khi tác giả ra đi, đó là thời trai trẻ đầy khí thế, với sức khỏe và niềm tin. Vậy mà khi ông trở lại, tuổi đã xế chiều, tóc đã điểm hoa râm. Có vậy mới thấy, trong giọng thơ của Hạ Tri Chương phảng phất một chút tiếc nuối, một chút bi thương cho thời gian khắc nghiệt, đã lấy đi những gì đẹp đẽ nhất, xuân sắc nhất của con người. Khắc nghiệt là thế, bi thương là thế nhưng đến câu thơ thứ hai, tác giả lại khiến người đọc bồi hổi bởi cụm từ "Hương âm vô cải":

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)

Bao nhiêu năm phiêu bạt cùng sương gió, con người đã khác xưa, khuôn mặt, mái tóc đã ít nhiều thay đổi, vậy mà có duy nhất một thứ không đổi thay đó chính là "giọng quê" thân thương mà trìu mến. Cái giọng quê - ấy chính là cái dấu hiệu nhận biết đặc biệt nhất, rõ ràng nhất tình yêu và sự thủy chung son sắt của con người dành cho quê hương. Phải là người yêu quê hương nhiều lắm mới có thể giữ gìn cái hồn của quê hương từ trong giọt máu, trong chính giọng nói của mình như vậy. Tác giả yêu quê hương là thế, mong được trở về quê hương là thế. Vậy mà một sự việc xảy ra khiến ông không khỏi buồn thương, xót xa:

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai"

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)

Ôi chao, lời nói của con trẻ tưởng đùa mà hóa ra rất thật. Nó như chà xát vào vết thương lòng của tác giả, khiến ông nhận ra rằng mình đã không còn trẻ nữa. Sự khắc nghiệt của thời gian không chỉ in hằn trên năm tháng mà còn in hằn trong những kỉ niệm của ông về quê hương xứ sở. Tác giả tự nhận thấy rằng mình đã già, không còn chạy đua được với thời gian và sức trẻ. Đặt chân lên chính quê hương của mình nhưng ông buồn bã nhận ra, giờ đây mình chỉ còn là "vị khách" xa lạ, không ai biết mặt. Điều đó thật xót xa làm sao. Những thế hệ của ông nay đã già đi để nhường chỗ cho những thế hệ khác nối tiếp. Những bạn bè cùng trang lứa nay mỗi người một ngả, không còn gặp nhau hay tụ hợp như trước kia nữa. Càng nuối tiếc bao nhiêu, ta lại càng cảm nhận thấy sự khao khát muốn níu kéo thời gian của tác giả. Bởi chỉ có thời gian mới có thể giúp ông lưu giữ kỉ niệm, lưu giữ tình yêu sâu nặng của ông dành cho quê hương. Có vậy mới biết được tấm lòng sâu nặng của Hạ Tri Chương đối với quê hương của mình. Trong lòng con người luôn mang hình bóng của quê hương xứ sở, bởi vậy, họ cũng khát khao quê hương sẽ nhớ đến mình, nhớ đến người con yêu quê hương tha thiết. Đó là niềm khao khát nhân bản của một tấm lòng đẹp, một thi nhân luôn thiết tha với đời. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương trong bài thơ là một tình yêu bao la và vị tha. Tình yêu ấy luôn dào dạt trong trái tim ông dù ông biết quê hương đã nhiều đổi thay mà không còn nhớ đến mình. Từ đó, gieo vào lòng độc giả những thổn thức cùng sự đồng cảm, sẻ chia.

15 tháng 12 2021

8 câu thôi mà 😅

sao phải nhắn dài vất vả thế

27 tháng 12 2021

Một thứ quà của lúa non: cốm là một văn bản đặc sắc nói về một trong những món ăn độc đáo của Hà Nội. Trong văn bản này, nhà văn cũng tỉ mỉ kể về quá trình để có được những hạt cốm thơm ngon. Cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng mênh mông, dân dã, bát ngát gió hồn nhiên và lung linh nắng vô tư dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, nó trở thành một món quà trong phong tục người Việt, trở thanh nét văn hóa độc đáo, nhất là với phong tục sêu tết trong hôn nhân, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

 

tk

Một thứ quà của lúa non: cốm là một văn bản đặc sắc nói về một trong những món ăn độc đáo của Hà Nội. Trong văn bản này, nhà văn cũng tỉ mỉ kể về quá trình để có được những hạt cốm thơm ngon. Cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng mênh mông, dân dã, bát ngát gió hồn nhiên và lung linh nắng vô tư dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, nó trở thành một món quà trong phong tục người Việt, trở thanh nét văn hóa độc đáo, nhất là với phong tục sêu tết trong hôn nhân, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.