Câu 33. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ đối lập nhau về nghĩa ?
A, li - hồi B, vấn - lai C, thiếu - lão D, tiểu - đại
Câu 34. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa
A. trẻ - già B. sáng - tối C. sang - hèn D. chạy - nhảy
Câu 35. Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ "im lặng - ồn ào”
A, tĩnh mịch - huyên náo B, đông đúc - thưa thớt
C, vắng lặng - ồn ào D. lặng lẽ - ầm ĩ
Câu 36. Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non còn ... nước, nước mà ... non.
A, xa - gần B, đi – về C. nhớ - quên D. cao - thấp
Câu 37. Thành ngữ là:
A. Một cụm từ có vần có điệu
B. Một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
C. Một tổ hợp từ có danh từ hoặc động từ, tính từ làm trung tâm
D. Một kết cấu chủ - vị và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
Câu 38. Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi D. Lanh chanh như hành không muối
Câu 39. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu :
Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 40. Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau:
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
(Chinh phụ ngâm khúc)
A, Điệp ngữ cách quãng. B, Điệp ngữ nối tiếp.
C, Điệp ngữ chuyển tiếp D, Hai kiểu A và B
Câu 41. Chọn một từ sau đây để điền vào chỗ trống trong câu ca dao:
Vì mây cho núi lên trời,
Vì chưng gió thổi hoa ... với trăng.
A. vui B. cười C. nở D. thắm
Câu 42. Trong câu "Hồng cốm tốt đôi", từ "hồng" chỉ sự vật gì ?
A, Quả hồng B, Tơ hồng C, Giấy hồng D. Hoa hồng
Câu 43. Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu :
Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông .
A. Dùng từ đồng âm B. Dùng cặp từ trái nghĩa
C. Dùng các từ cùng trường nghĩa D. Dùng lối nói lái