AI GIÚP MK VS Ạ MK CẢM ƠN TRƯỚC
BÀI CÂY TRE VIỆT NAM
Bài tập 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người …
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
1) Nêu tác giả của văn bản Cây tre Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào khi viết: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” ?
2) Tìm các chi tiết miêu tả về màu sắc, hình dáng của cây tre? Qua đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của câu tre Việt Nam
3) Các từ: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị là những từ thuộc từ loại nào
4) Giải nghĩa từ: nhũn nhặn.
BÀI TẬP 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
“…Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
Câu 1: Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể loại gì?
Câu 2: Đoạn văn thể hiện nội dung gì?
Câu 3: Chỉ ra câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn
Câu 4: bản thân em là học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước ( Trình bày thành đoạn văn ngắn khoảng 10 câu)
BÀI TẬP 3
“Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Người xưa có câu: ‘Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!Ta kháng chiến,tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn,lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Buổi đầu, không một tấc sắc trong tay, tre là tất cả,tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc! và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Câu 1: Hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn : Người xưa có câu: ‘Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”?
Câu 2: Qua đoạn văn trên, cho biết cây tre có những phẩm chất cao quý nào?
Nhiều vậy