K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

        Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, nhà thơ mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi. "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

        Về với cuộc sống thường nhật, ông lại có cơ hội gần gũi, chan hoà với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của những sự vật dung dị quanh mình:

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương".

        Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...



 

10 tháng 12 2021

Mình đâu có nhờ phân tích cả bài thơ đâu ạ..

20 tháng 12 2016

*hai khổ thơ cuối bạn xem trong sgk

*về nội dung và nghệ thuật:

-trong hai khổ thơ cuối:

+ Khổ 1 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể… Lời thơ vẫn tiếp tục giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

+ Khổ 2 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hửng và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn .

– Hai khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Hai khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Hai khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư hai của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.

19 tháng 12 2016

câu 2 là nêu ý nghĩa nhan để hả bạn

 

17 tháng 3 2023

.

18 tháng 3 2023

BPNT: so sánh "là"

Tác dụng:

- Thể hiện rõ ý nghĩa của quê hương và hình ảnh tuổi thơ sâu sắc của tác giả.

- Câu thơ thêm tính liên kết, mạch lạc, chặt chẽ về bố cục và nội dung.

- Tình cảm của tác giả được bộc lộ một cách tinh tế, diễn đạt lời thơ hay và hấp dẫn hơn.

1. Chép ba câu thơ 

Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.

3. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy

- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.