K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CHƯƠNG 1 : CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬCâu 1: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chấtB. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chấtC. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúngD. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chấtCâu 2 : Nguyên tử khối là khối...
Đọc tiếp

CHƯƠNG 1 : CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ

Câu 1: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?

A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất

B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất

C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng

D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất

Câu 2 : Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

A. Gam B. Kilôgam

C. Đơn vị cacbon (đvC) D. Cả 3 đơn vị trên

Câu 3: Thành phần cấu tạo của hầu hết của các loại nguyên tử gồm:

A. Prôton và electron B. Nơtron và electron

C. Prôton và nơtron D. Prôton, nơtron và electron

Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng về cấu tạo của hạt nhân trong các phát biểu sau: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:

A. Prôton và electron B. Nơtron và electron

C. Prôton và nơtron D. Prôton, nơtron và electron

Câu 5: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?

A. Ca B. Na C. K D. Fe

Câu 6: Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?

A. Từ 2 nguyên tố B. Từ 3 nguyên tố

C. Từ 4 nguyên tố trở lên D. Từ 1 nguyên tố

Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng: Nước tự nhiên là:

A. một đơn chất B. một hợp chất

C. một chất tinh khiết D. một hỗn hợp

Câu 8: Kim loại M tạo ra Oxit: M2O3 . Phân tử khối của oxit là 102. Nguyên tử khối của M là:

A. 24 B. 27 C. 56 D. 64

Câu 9: Hãy chọn công thức hoá học đúng trong số các công thức hóa học sau đây, biết Ca(II), PO4(III)

A. CaPO4 B. Ca2(PO4)2 C. Ca3(PO4)2 D. Ca3(PO4)3

Câu 10: Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là :

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 11: Nguyên tố X có hoá trị III, SO4 (II) thức của muối của X và SO4 là

A. XSO4 B. X(SO4)3 C. X2(SO4)3 D. X3SO4

Câu 12: Biết N có hoá trị IV, hãy chọn công thức hoá học của N và O phù hợp với qui tác hoá trị trong đó có các công thức sau:

A. NO B. N2O C. N2O3 D. NO2

Câu 13: Biết S có hoá trị IV, hãy chọn công thức hoá học cảu S và O phù hợp với qui tắc hoá trị trong đó có các công thức sau:

A. S2O2 B.S2O3 C. SO3 D. SO3

Câu 14: Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào sau đây?

A. P2O3 B. P2O5 C. P4O4 D. P4O10

Câu 44: Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào sau đây?

A. N2O5 B. NO2 C. NO D. N2O3

Câu 15: Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là:

A. XY B. X2Y C. XY2 D. X2Y3

CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Câu 16: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Có chất kết tủa( chất không tan) C. Có chất khí thoát ra( sủi bọt)

B. Có sự thay đổi màu sắc D. Một trong số các dấu hiệu trên

Câu 17: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?

A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Không thể biết

Câu 18: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A. 2H + O -> H2O B. H2 + O -> H2O

C. H2 + O2 -> 2H2O D. 2H2 + O2 -> 2H2O

Câu 19: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A. N + 3H -> NH3 B. N2 + H2 -> NH3

C. N2 + H2 ->2NH3 D. N2 + 3H2 ->2NH3

Câu 20: Đốt photpho(P) trong khí oxi(O2) thu được điphotphopentaoxit (P2O5). Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. 2P + 5O2 -> P2O5 B. 2P + O2 -> P2O5

C. 2P + 5O2 -> 2P2O5 D. 4P + 5O2 -> 2P2O5

Câu 21: Cho nhôm (Al tác dụng với axit sunfuaric(H2SO4) thu được muối nhôm sunfat ( Al2(SO4)3) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A. Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2 B. 2Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2

C. Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 D. 2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 22: Khí CO2 được coi là ảnh hưởng đến môI trường vì:

A. Rất độc B. Tạo bụi cho môi trường

C. Làm giảm lượng mưa D. Gây hiệu ứng nhà kính

Câu 23: Khối lượng cácbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng O2 đã phản ứng là 12kg. Khối lượng CO2 tạo ra là:

A. 16,2kg B. 16.3kg C. 16,4kg D.16,5kg

CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC

Câu 24: 1 mol nước chứa số phân tử là:

A. 6,02.1023 B. 12,04.1023 C. 18,06.1023 D. 24,08.1023

Câu 25: Số mol phân tử N2 có trong 280g Nitơ là:

A. 9 mol B. 10 mol C. 11 mol D. 12mol

Câu 26: Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 0,5 mol phân tử CO2?

A. 11,2 lít B. 33,6 lít C. 16,8 lít D. 22,4 lít

Câu 27: Tìm dãy kết quả tất cả đúng về khối lượng(g) của những lượng chất(mol) sau: 0,25mol H2O, 1,75 mol NaCl, 2,5 mol HCl

A. 4,5g H2O, 102,375g NaCl, 81,25g HCl

B. 4,5g H2O, 92,375g NaCl, 91,25g HCl

C. 5,5g H2O, 102,375g NaCl, 91,25g HCl

D. 4,5g H2O, 102,375g NaCl, 91,25g HCl

Câu 28: Hai chất khí có thể tích bằng nhau( đo cùng nhệt độ và áp suất) thì:

A. Khối lượng của 2 khí bằng nhau C. Số mol của 2 khí bằng nhau

B. Số phân tử của 2 khí bằng D. B, C đúng

Câu 29: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?

A. Khí Mêtan(CH4) B. Khí cacbon oxit( CO)

C. Khí Heli(He) D.Khí Hiđro (H2)

Câu 30: Tỉ khối của khí A đối với không khí là dA/KK < 1. Là khí nào trong các khí sau:

A. O2 B.H2S C. CO2 D. N2

Câu 31: Hợp chất trong đó sắt chiếm 70% khối lượng là hợp chất nào trong số các hợp chất sau:

A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D.FeS

Câu 32: Oxit chứa 20% oxi về khối lượng và trong một oxit nguyên tố chưa biết có hoá trị II. Oxit có công thức hoá học là:

A. MgO B.ZnO C. CuO D. FeO

Câu 33: 4 mol nhuyên tử Canxi có khối lượng là:

A.80g B. 120g C. 160g D. 200g

Câu 34: 6,4g khí sunfuarơ SO2 qui thành số mol phân tử là:

A. 0,2 mol B. 0,5 mol C. 0,01 mol D. 0,1 mol

Câu 35: Số mol nguyên tử oxi có trong 36g nước là:

A. 1 mol B. 1,5 mol C. 2 mol D. 2,5 mol

Câu 36: 64g khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn có thẻ tích là:

A. 89,6 lít B. 44,8 lít C. 22,4 lít D. 11,2 lí

0
Câu 1: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất.B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất.C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chấtCâu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?A. Hoa đào. B. Cây cỏ....
Đọc tiếp

Câu 1: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?

A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất.

B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất.

C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất

Câu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

A. Hoa đào. B. Cây cỏ. C. Quần áo. D. Núi đá vôi.

Câu 3: Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?

A. Cái bàn. B. Cái nhà. C. Quả chanh. D. Quả bóng.

Câu 4: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?

A. Nước cất.    B. Nước mưa.  C. Nước lọc.  D. Đồ uống có gas.

Câu 5: Trạng thái hay thể (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,... là

A.  tính chất tự nhiên. B.  tính chất vật lý.

C.  tính chất hóa học. D.  tính chất khác.

Câu 6: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng bị phân hủy, bị đốt cháy,... là

A.  tính chất tự nhiên. B.  tính chất vật lý.

C.  tính chất hóa học. D.  tính chất khác.

Câu 7: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?

A. Màu sắc. B. Tính tan trong nước.

C. Khối lượng riêng. D. Nhiệt độ nóng chảy.

Câu 8: Trong nguyên tử các hạt mang điện là:

A. Nơtron, electron. B. Proton, electron.

C. Proton, nơtron, electron. D. Proton, nơtron.

Câu 9: Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây?

A. Electron. B. Proton.

C. Proton, nơtron, electron. D. Proton, nơtron.

Câu 10: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi hạt

A. proton và electron. B. nơtron và  electron.

C. proton và nơtron. D. proton, nơtron và electron.

Câu 11: Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng
A. số nơtron trong hạt nhân.
B. số proton trong hạt nhân.
C. số electron trong hạt nhân.
D. số proton và số nơtron trong hạt nhân.

Câu 12: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất

A. 1. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 13: Hợp chất natri cacbonat có công thức hóa học là Na2CO3 thì tỉ lệ các nguyên tố theo thứ tự Na : C : O là

A. 2 : 0 : 3.      B.  1 : 2 : 3.

C.  2 : 1 : 3.     D.  3 : 2 : 1.

Câu 14: Ba nguyên tử hiđro được biểu diễn là

A. 3H. B. 3H2. C. 2H3. D. H3.

Câu 15: Cách viết 2C có ý nghĩa:

A. 2 nguyên tố cacbon. B. 2 nguyên tử cacbon.

C. 2 đơn vị cacbon. D. 2 khối lượng cacbon.

Câu 16: Kí hiệu  biểu diễn hai nguyên tử oxi là

A. 2O.        B. O2.           C. O2. D. 2O2

Câu 17: Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là

A. 4 nguyên tử hiđro. B. 8 nguyên tử hiđro.

C. 4 phân tử hiđro.             D. 8 phân tử hiđro.

Câu 18: Công thức hóa học nào sau đây là công thức của hợp chất?

A. Fe. B. NO2. C. Ca. D. N2.

Câu 19: Chất thuộc đơn chất có công thức hóa học là

A.  KClO3. B.  H2O. C.  H2SO4. D.  O3.

Câu 20: Muối ăn (NaCl) là

A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp.

Câu 21: Dãy chất chỉ gồm các đơn chất?

A. H2, O2, Na. B. CaO, CO2, ZnO.

C. HNO3, H2CO3, H2SO4. D. Na2SO4, K2SO4, CaCO3.

Câu 22: Dãy chất sau đây đều là hợp chất?

A. Cl2, KOH,  H2SO4, AlCl3. B. CuO, KOH, H2SO4.

C. CuO, KOH, Fe, H2SO4. D. Cl2, Cu, Fe, Al.

Câu 26: Sắt có hóa trị III trong công thức nào?

A. Fe2O3. B. Fe2O. C. FeO. D. Fe3O2.

Câu 27: Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào?

A. P2O3. B. P2O5. C. P4O4. D. P4O10.

Câu 28: Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào?

A. N2O5. B. NO2. C. NO. D. N2O3.

mình cần gấp nha xin các bạn giúp mình:((

2
25 tháng 11 2021

Câu 1: C

Câu 2: C. Quần áo

Câu 3: A. Qủa chanh

Câu 4: A.Nước cất

Câu  5: B.Tính chất vật lí

Câu 6:C.Tính chất hóa học

Câu 7: A.Màu sắc

Câu 8: B. Proton, Electron

Câu 9: A. Electron

Câu 10:C. Proton, Nơtron

Câu 11: B. Có cùng số proton trong hạt nhân

Câu 12: A.1

Câu 13: C. 2:1:3

Câu 14: A.3H

Câu 15: B. Hai nguyên tử carbon

Câu 16: 2O

Câu 17: 4 phân tử hiđro

Câu 18: B.NO2

Câu 19: D.O3

Câu 20: A.hợp chất

Câu 21: dãy A 

Câu 22: Dãy B

Câu 26: Sắt có hóa trị III trong công thức A

Câu 27: Nguyên tử P có hóa trị V trong hợp chất B

Câu 28: Nguyên tử N có hóa trị III trong phân tử D

 

25 tháng 11 2021

1.C 2.C 3.C 4.A 5.B 6.C 7.A 8.C 9.A 10.C

 

29 tháng 12 2021

B

3 tháng 4 2022

D

3 tháng 4 2022

 B. Đối tượng nghiên cứu.
 

30 tháng 12 2020

Bài 2(SGK trang 108): Chọn câu đúng trong các câu sau

a) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

b) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

c) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

d) Hóa học hữu cơ là nguyên chuyên nghiên cứu các hợp chất trong cơ thể sống.

30 tháng 12 2020

chọn C

27 tháng 7 2018

Đáp án B

Tiến hoá lớn được nghiên cứu trên cơ sở của các hóa thạch, lịch sử hình thành sinh giới và các nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...

25 tháng 2 2023

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

- Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng.

 

- Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột.

Chúng ta biết được một số thông tin từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

- Sử dụng bảng tuần hoàn để biết các thông tin của một nguyên tố hóa học:

+ Tên nguyên tố

+ Số hiệu nguyên tử

+ Kí hiệu hóa học

+ Khối lượng nguyên tử.

- Sử dụng bảng tuần hoàn để biết vị trí của nguyên tố hóa học (ô, chu kì, nhóm). Từ đó nhận ra được tính chất cơ bản của nguyên tố (kim loại, phi kim, khí hiếm)

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa các ngành khoa học Vật lí, Hóa học và Sinh học là:A. Phương pháp nghiên cứu.B. Đối tượng nghiên cứu.C. Hình thức nghiên cứu.D. Quá trình nghiên cứuCâu 2: Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây? I. Khả năng chuyển động. II. Cần chất dinh dưỡng. III. Khả năng lớn lên. IV. Khả năng sinh sản.A. II, III, IV. B. I, II, IV.C. .I, II, III. D. I, III,...
Đọc tiếp

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa các ngành khoa học Vật lí, Hóa học và Sinh học là:

A. Phương pháp nghiên cứu.

B. Đối tượng nghiên cứu.

C. Hình thức nghiên cứu.

D. Quá trình nghiên cứu

Câu 2: Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây? I. Khả năng chuyển động. II. Cần chất dinh dưỡng. III. Khả năng lớn lên. IV. Khả năng sinh sản.

A. II, III, IV. B. I, II, IV.

C. .I, II, III. D. I, III, IV.

Câu 3: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

Câu 4: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ. B. Kính lúp.

C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 5: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

 

A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ

C. Chất ăn mòn. D. Phải đeo găng tay thường xuyên.

Câu 6: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

B. Các quy luật tự nhiên.

C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

A. Thước dây B. Thước mét C. Thước kẹp D. Comp

Câu 8: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:

A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.

B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.

C. Thước đo nào cũng được.

D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.

Câu 9: Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng?

A. Thước. B. Đồng hồ. C. Cân. D. lực kế.

Câu 10. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là:

A. Đồng hồ treo tường B. Đồng hồ cát

C. Đồng hồ đeo tay D. Đồng hồ bấm giây

Câu 11. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

(5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (3), (2), (5), (4), (1)

C. (2), (3), (1), (5), (4) D. (2), (1), (3), (5), (4)

Câu 12. Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hóa học của chất?

A. Cơm để lâu trong không khí bị ôi, thiu.

B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.

C. Nước để lâu trong không khí bị biên mất.

D. Đun nóng đường trên chảo quá nóng sinh ra chất có màu đen.

Câu 13. Chọn dãy cụm từ đúng trong các dãy cụm từ sau chỉ các vật thể:

A. Cây bút, con bò, cây hoa lan. B. Cái bàn gỗ, sắt, nhôm.

C. Kẽm, muối ăn, sắt. D. Muối ăn, sắt, cái bàn.

Câu 14. Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể hữu sinh (vật sống)?

A. Cây mía, con bò. B. Cái bàn, lọ hoa.

C. Con mèo, xe đạp. D. Máy quạt, cây hoa hồng.

Câu 15. Để phân biệt tính chất hóa học của một chất ta thường dựa vào dấu hiệu nào sau đây?

A. Không có sự tạo thành chất. B. Có chất khí tạo ra.

C. Có chất rắn tạo ra. D. Có sự tạo thành chất mới.

Câu 16. Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là:

A. Nhiệt độ sôi. B. Nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ hóa hơi. D. Nhiệt độ ngưng tụ.

Câu 17. Sự sôi là:

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 18. Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện

A. Chất dễ nén được. B. Chất dễ nóng chảy.

C. Chất dễ hóa hơi. D. Chất không chảy được.

Câu 19. Oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.

B. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

C. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

D. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống

Câu 20. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?

A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga

C. Sự quang hợp của cây xanh D. Sự hô hấp của động vật

Câu 21. Thành phẩn nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen. B. Hidrogen.

C. Carbon dioxide. D. Nitrogen.

Câu 22. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.

B. Ngửi mùi của 2 khí đó.

C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Câu 23. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phẩn không khí.

B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.

C. Khi thay đổi thành phẩn, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gâỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác.

D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.

Câu 24. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thuỷ tinh. B. Gốm.

C. Kim loại. D. Cao su.

Câu 25. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Thuỷ tỉnh. B. Thép xây dựng.

C. Nhựa composite. D. Xi măng.

Câu 26. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

B. Tránh làm ô nhiễm môi trường.

C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

D. Chế biến quảng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 27. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. lúa mì.

Câu 28. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

A.Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản.

Câu 29. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A. vật liệu. B. nhiên liệu.

C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu

Câu 30. Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì?

A. Kiên trì chạy bộ. B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng.

C. Ăn đủ, đa dạng. D. Tập trung vào việc học nhiều hơn.

 

CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP-

PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

Câu 31: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A. nước biển B. nước cất

C. nước khoáng D. gỗ

Câu 32: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

A. tính chất của chất. B. thể của chất.

C. mùi vị của chất. D. số chất tạo nên.

Câu 33: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. nghiền nhỏ muối ăn B. đun nóng nước

C. vừa cho muối ăn vào vừa khuấy đều D. bỏ thêm đá

Câu 34: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. hỗn hợp nước đường. B. hỗn hợp nước muối

C. hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều. D. hỗn hợp nước và rượu.

Câu 35. Hai chất lỏng không hoà tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:

A. dung dịch B. huyền phù

C. nhũ tương D. chất tinh khiết

Câu 36. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?

A. Nước muối B. Nước phù sa

C. Nước trà D. Nước máy

Câu 37. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. nhủ tương. B. huyền phù.

C. dung dịch. D. dung môi

Bài 38: Muối ăn chiếm ~ 3,5% về khối lượng trong nước biển. Người dân vùng ven biển có thể làm cách nào để thu được muối ăn từ nước biển?

A. làm bay hơi nước dưới ánh nắng mặt trời

B. lọc muối ăn từ nước biển

C. đun sôi nước biển cho đến khi nước bay hơi hết

D. gạn muối ăn từ nước biển

Câu 39: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào:

A. áp suất B. loại chất

C. môi trường D. nhiệt độ

Câu 40. Đánh dấu X vào các cột tương ứng trong bảng sau cho phù hợp

7
20 tháng 12 2021

sao ai cũng đăng 4o câu hết zậy ;-;

20 tháng 12 2021

lạy , dài thế bạn ơi 

nếu thi thì không đăng câu hỏi đâu 

18 tháng 12 2021

Chọn C