Đề bài : Lập dàn ý bài văn giới thiệu sách Ngữ Văn 8 , tập một
Mình cảm ơn trước!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
Sách là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sách đem đến cho con người kho tri thức vô cùng to lớn, những điều mới mẻ, lí thú, và cả những tiếng cười thoải mái. Còn đối với học sinh chúng ta, những quyển sách giáo khoa là những vật vô cùng gắn bó và thân thuộc; một trong số đó, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một mang đến rất nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn.
Sách có hình chữ nhật đứng khá dày, khổ 17 x 24 cm nên cầm trên tay rất vừa vặn. Trang bìa làm bằng giấy cứng, bóng, đẹp. Phần trên của sách có dòng chữ: “Ngữ văn 8, tập một”, khổ chữ to, rõ ràng. Góc trái in hình khóm hoa thuỷ tiên vàng đang khoe sắc. Phần dưới cùng ghi logo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở bìa bốn quyển Ngữ văn là danh sách 11 quyển sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Cuốn sách gần hai trăm trang làm bằng giấy mỏng, màu hơi sậm để không gây ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Các chữ được in rõ ràng, bố cục hợp lí rất vừa mắt. Trang đầu tiên in tên những người biên soạn sách. Trang thứ ba là phần “Lời nói đầu” khái quát về nội dung và cách sử dụng sách, giúp chúng ta hiểu hơn và dễ học hơn. Trang cuối là phần mục lục – danh sách các bài học giúp chúng ta tiện tra cứu. Cuốn sách gồm mười bảy bài học, mỗi bài chia làm ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đầu mỗi bài học có đóng khung phần kiến thức cần nắm vững. Phần văn bản gồm hai thể loại chính là văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Văn học Việt Nam gồm các tác phẩm từ năm 1930 đến năm 1945 như Lão Hạc của Nam Cao, văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng,… Những văn bản này cho chúng ta thêm hiểu biết, cảm thương trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – họ là nạn nhân bị bần cùng hoá, mà thủ phạm chính là xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác. Đối với phần văn học nước ngoài, chúng ta biết thêm rất nhiều về những nhà văn nổi tiếng như: O Hen-ri (Chiếc lá cuối cùng), An-đéc-xen (Cô bé bán diêm), Ai-ma-tốp (Người thầy đầu tiên),… Qua những tác phẩm đã học ấy, chúng ta thêm hiểu về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng giàu tình cảm của những họa sĩ nghèo nước Mĩ vào thế kỉ XX; hay cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ của những trẻ em phương Tây mồ côi, phải tự đi kiếm sống trước sự ghẻ lạnh của xã hội vào cuối thế kỉ XIX. Trong phần Tiếng Việt có khá nhiều những điều mới mẻ như : trường từ vựng, các biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ nói quá,… Ngoài ra chúng ta còn biết cách sử dụng của một số các loại dấu câu mới như: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Tất cả những phần tiếng Việt trên đều giúp chúng ta một phần nào trong việc làm các bài tập làm văn. Cách phối hợp phương pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là một trong những nội dung chính của phần Tập làm văn. Phần vô cùng quan trọng ở Tập làm văn là phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh – loại văn được sử dụng chủ yếu trong lớp tám, và cả các lớp trên. Ngoài ra, mỗi bài học đều có những hình ảnh minh hoạ giúp chúng ta không bị nhàm chán.
Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một thật là hữu ích, đem đến rất nhiều điều bổ ích, lí thú và cả những giây phút sảng khoái vậy nên việc bảo quản sách là vô cùng quan trọng. Chúng ta nên bọc, dán nhãn cẩn thận để tránh bị ướt hay bẩn sách, giữ gìn cẩn thận không để quăn mép.
Cuốn sách giáo khoa đúng là người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh chúng ta. Hãy giữ gìn nó vì nó không chỉ phục vụ mục đích học ở lớp tám mà còn ở nhiều lớp trên, sử dụng sách đúng cách, phù hợp để đạt những thành tích cao trong học tập bạn nhé!
Tham khảo:
Một trong những hành trang không thể thiếu cho quá trình học tập của người học sinh đó chính là những quyển sách giáo khoa. Sách giáo khoa là sản phẩm của tri thức, được ra đời nhằm hỗ trợ việc học, cung cấp kiến thức cho người học. Sách được biên soạn vào mục đích giảng dạy tại trường học, thể hiện nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 là một trong những quyển nằm trong bộ sách giáo khoa dành cho môn Ngữ văn.
Tất cả sách giáo khoa đều là sự cụ thể hóa của chương trình học, để xuất bản ra một quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 sẽ phải có một hội đồng biên soạn chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập với nhiều giáo sư chuyên ngành Ngữ văn. Sau khi biên soạn chương trình phải trải qua quá trình thẩm định và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thông qua và đem vào giảng dạy thử nghiệm. Trải qua thử nghiệm Nhà xuất bản Giáo dục sẽ là đơn vị chuyên trách in ấn và phát hành sách sử dụng đại trà. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 có hình chữ nhật đứng độ dày khoảng 1cm với kích thước 17cm x 24cm gồm tất cả 167 trang. Sách nổi bật với bìa trước màu hồng phấn và khóm hoa màu xanh vàng in trên bìa, trên đầu sách là tên "Bộ Giáo dục và Đào tạo", tên sách "Ngữ văn" màu tím than được viết to, số 8 màu trắng và góc dưới bên phải bìa là logo và tên "Nhà xuất bản giáo dục". Bìa sau của sách có hình Huân chương Hồ Chí Minh, logo của bộ giáo dục và bảng danh sách các quyển sách giáo khoa trong chương trình lớp 8. Giấy in sách có màu hơi sậm chống lóa và mỏi mắt cho học sinh, chữ hoàn toàn là màu đen chỉ khác nhau về kích cỡ chữ ở các đề mục, mọi câu chữ đều chính xác và chuẩn chỉ đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Nội dung trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 là một kho tàng văn học khá phong phú bao gồm ba phần lớn đó là văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. Phần văn bản sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức văn học qua các tác phẩm văn xuôi, truyện, thơ của cả Việt Nam và nước ngoài ví dụ như truyện ngắn "Cô bé bán diêm", bài thơ "Muốn làm thằng Cuội", văn bản nhật dụng "Bài toán dân số". Phần tiếng Việt giống như phần ứng dụng và thực hành luôn trong bài học về các loại câu, dấu, từ, ví dụ như bài "Từ tượng hình, từ tượng thanh", "Nói quá", "Câu ghép", "Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm". Cuối cùng là phần tập làm văn cung cấp kiến thức, kĩ năng về cách làm các kiểu văn bản đặc biệt là văn tự sự và thuyết minh, ví dụ như bài "Phương pháp thuyết minh", học sinh thông qua những bài học này trau dồi kinh nghiệm để viết nên những bài văn thuyết minh không còn khô khan. Điểm thú vị đó là trong một số bài học sách còn in những hình ảnh minh họa giúp cho việc học không bị nhàm chán.
Sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 nói riêng là công cụ học tập quan trọng, cần thiết của mỗi người học sinh chúng ta, chính vì vậy mọi người phải có ý thức sử dụng đúng mục đích, tự giác giữ gìn cẩn thận không để dính nước làm rách nát, quăn mép, nên bọc vở bằng báo hoặc bìa cứng để sau khi học xong còn để lại làm tư liệu hoặc cho các em lớp sau.
Em tham khảo ở đây nhé:
Viết bài Tập làm văn số 1 Lớp 9: Đề 1 → Đề 4 (114 mẫu)
- Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam
- Thân bài: Trình bày cấu tạo chiếc nón lá
+ Hình dáng chiếc nón
+ Kích thước chiếc nón lá
+ Nguyên liệu làm nón
+ Quy trình làm nón lá
+ Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam
+ Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày
+ Ý nghĩa biểu tượng của nón lá.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa.
Sách giáo khoa Ngữ văn 8 hiện nay được các nhà khoa học về giáo dục biên soạn theo hướng tích hợp về kiến thức nhằm mục đích vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng mang tính phổ thông, cơ bản mà hiện đại, vừa tránh sự trùng lặp, chồng chéo không cần thiết.
Hai cuốn Ngữ vãn tập 1, 2 tổng hợp toàn bộ kiên thức trong 34 bài học. Nhìn chung mỗi bài học được kết cấu thành ba phần lớn.
1. Phần Văn bản:
Ở phần này, các nhà khoa học đã tuyển chọn các tác phẩm văn học Việt Nam, văn học nước ngoài để biên soạn, giới thiệu cho học sinh xen lẫn một lượng không nhỏ các văn bản có tính nhật dụng - một sự cải cách cần thiết cho tư duy của học sinh. Các văn bản văn học được biên soạn theo các mốc thời gian (có kèm việc đan xen thể loại). Văn bản được trích trọn vẹn hoặc một phần có kèm chú thích giới thiệu, về tác giả và phong cách cùng một phần đọc hiểu, chủ yếu để giúp học sinh tự chuẩn bị bài trước ở nhà. Các văn bản nhật dụng phong phú và đa dạng cũng được biênisoạn theo cách ở trên. Tuy nhiên, trong 34 bài học, có bài có tới hai văn bản nhưng có bài thì không có văn bản nào. Cũng có bài vãn bản được trích ra nhưng để học sinh tự học mà không được giảng.
2. Phần Tiếng Việt:
Phần này nằm ngay sau phần đọc hiểu hay phần luyện tập của các văn bản. Nội dung của phần tiếng Việt cung cấp những kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... và hầu hết đều được trình bày theo hướng từ ví dụ đến ghi nhớ.
3 . Phần Tập làm văn:
Là phần quan trọng thứ ba tạo nên bố cục hoàn chỉnh cho mỗi bài học. Trong phần này, học sinh được học lí thuyết và thực hành về các kiểu bài văn như: văn tự sự, văn nghị luận... Cũng ở phần này, học sinh được tham khảo những bài mẫu và có sẵn trước các đề văn đế thực hành cho từng kiểu loại bài.
Về cơ bản 34 bài học trong sách Ngữ văn 8 được biên soạn theo bố cục trên đây, tuy nhiên ở cuối của mỗi tập nhất là từ bài 31 của tập 2, sách biên soạn các bài ôn tập. Các bài ôn tập này không có phần văn bản nhưng cách sắp xếp bố cục vẫn là phần ôn về văn bản - phân môn Tiếng Việt và cuối cùng vẫn là phần làm văn.
tham khảo
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.
dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1
Mở bài
Giới thiệu cây dừa
Thân bài
– Tả và biểu cảm cây dừa
– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa
– Lợi ích kinh tế
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa
Em tham khảo nhé !!
I. Mở bài:
- Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sống con người.
- Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 8, tập một.
II. Thân bài:
- Giới thiệu xuất xứ của sách:
+ SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
+ Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam.
- Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách:
+ Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng.
+ Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn.
+ Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền.
- Giới thiệu bao quát bố cục của sách:
+ SGK Ngữ văn 8, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần.
+ Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn.
+ Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6 và lớp 7. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách:
+ Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga.
+ Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập.
+ Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh.
- Nêu cách sử dụng, bảo quản sách:
+ Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách.
+ Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuốn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn.
III. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.
Bạn tham khảo :
Mở bài:Thuyết minh về đối tượng thuyết minh ( sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1)Thân bài:Nguồn gốc của sách giáo khoa ngữ văn lớp 8: nhà xuất bản giáo dục đều do các tiến sĩ, giáo sư đầu ngành của bộ môn ngữ văn biên soạn.**Giới thiệu về hình thức.Quyển sách có bìa bên ngoài màu lòng tôm( hồng), trên cuốn sách có chữ in hoa ” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Tiếp đến là chữ ” Ngữ văn” được viết bằng chữ in hoa to mềm mại màu xanh dương. Dưới hai chữ đó là số 8 màu vàng làm nổi bật trang bìa. Trên bìa trang trí một khóm hoa màu vàng với những chiếc lá… dưới bìa sách là lô gô của Bộ giáo dục. Trang sau cuốn sách là bìa, bên trái bìa là huân chương Hồ Chí Minh-> niềm tự hào của dân tộc, góc phải của lô gô của bộ giáo dục màu đỏ.+Tiếp dưới là phần giới thiệu toàn bộ sách giáo khoa lớp 8 được viết trong khung Hồ Chí Minh xanh, dưới cùng là tem với giá tiền.**Giới thiệu chung về nội dung.Cuốn sách giáo khoa ngữ văn gồm 17 bài, mỗi bài gồm 3 phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn.+Phần văn bảnVề hình thức: Cung cấp trước dữ liệu của phần văn bản truyện, thơ. Sau văn bản là phần chú thích về tác giả, tác phẩm, các từ ngữ khó hiểu được chú thích, Câu hỏi của văn bản, muốn học tốt thì học sinh phải soạn bài, trả lời câu hỏi ở nhà, đến ghi nhớ để chốt lại kiến thức -> luyện tập.Về nội dung: Cung cấp kiến thức về văn học Việt Nam, nước ngoài. Cho ta hiểu về tác phẩm hiện thực phê phán cùng những tác phẩm tác giả tiêu biểu được chọn lọc: ” tôi đi học” của Thanh Tịnh, Nguyên Hồng với ” Trong lòng mẹ”, Ngô Tất Tố với tác phẩm “tắt đèn” trong đoạn trích ” tức nước vỡ bờ”Học sinh không chỉ biết đến những văn học nổi tiếng trong nước mà còn biết đến những văn học nước ngoài như văn học ở nước Mĩ, Tây Ban Nha, Đan mạch…Ngoài ra còn có một số tác phẩm như thơ, nhật dựng+Phần tiếng việt:Về hình thức: cung cấp kiến thức đi theo diễn dịch cung cấp dữ liệu, đến nhận xét và chốt lại kiến thức bằng bảng khung ghi nhớ, để thực hành ứng dụng luôn bài học có phần luyện tậpNội dung: Cung cấp hiểu biết về các loại câu, loại từ và dấu câu.+Phần tập làm văn:Cũng theo cấu trúc như phần tiếng việt.Nội dung: cung cấp kiến thức về văn tự sự và một kiểu bài văn mới là văn thuyết minh -> giúp học sinh viết văn hay.** Cách sử dụng bảo quản.
Bảo vệ giữ gìn quyển sách-Bảo vệ quyển sách, không làm ướt sách. 3: Kết bàiKhẳng định vai trò của sách.