K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Tham khảo bro 

1. Mở bài

Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam: một trong những hình ảnh đại diện cho truyền thống, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính là tà áo dài.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Lịch sử ra đời: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765). Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lí do khác nhau. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc làm họa tiết trên áo. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng và tồn tại đến bây giờ.

Áo dài được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng và được mọi người dân biết đến, tôn vinh.

b. Thuyết minh chi tiết

Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.

Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.

Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.

Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.

Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.

c. Ý nghĩa, vai trò của áo dài

Vai trò: tô điểm cho người phụ nữ thêm xinh đẹp, duyên dáng, tôn lên vẻ đoan trang, dịu dàng của họ.

Ý nghĩa: Áo dài là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng cho người phụ nữ, được mặc ở trong những dịp đặc biệt (cưới hỏi, cỗ bàn, những hội nghị thượng đỉnh,…) thậm chí nhiều đơn vị đã lấy áo dài làm trang phục bắt buộc (các hãng hàng không, nhân viên ngân hàng, giáo viên,…).

3. Kết bài

Khẳng định những giá trị của áo dài.

8 tháng 12 2021

Tham khảo:

Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.

Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ yếu dành cho phụ nữ. Áo che kín thân người, từ cổ đến quá đầu gối hoặc sát xuống gần mắt cá chân. Trang phục này thường được mặc trong các dịp nghi lễ hay cưới hỏi. Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng ra sao. Nhưng y phục xa xưa nhất của người Việt được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy, tổ tiên ta đã mặc áo dài với hai tà xẻ.

Chiếc áo được coi là sơ khai của áo dài là áo giao lãnh. Áo giao lãnh tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, thường là yếm đào mặc với váy tơ đen, thắt lưng màu hồng hoặc màu xanh nõn buông thả. Ban đầu thì các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài. Nhưng sau này, khi mặc áo giao lãnh thì người phụ nữ vấn tóc để đội khăn hay đội nón lá, nón thúng. Chân có thể đi đất hoặc đi guốc, giày dép.

Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân. Áo có bốn vạt nửa, hai nửa thân trước và hai nửa thân sau, hai vạt trước được buộc lại gọn gàng. Áo dài này thường mặc với áo yếm, với váy xắn quai cồng để tiện cho việc buôn bán, đồng áng nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng từ việc buôn bán đến việc đồng áng. Nhưng sau đó, người phụ nữ tỉnh thành đã cách tân chiếc áo tứ thân thành áo ngũ thân, nhằm làm mất đi vẻ dân dã, quê mùa, tăng thêm vẻ sang trọng, đài các.

Áo ngũ thân được biến cải ở chỗ: vạt thân trước được thu bé lại thành vạt con, thêm một thứ năm be bé ở dưới vạt trước để không hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân lối sống thành bốn, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời chiếc áo dài có vai trò của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhằm tách Đàng Trong thành một quốc gia riêng, chúa đã chủ trương cho Đàng Trong ăn mặc khác với Đàng Ngoài, sắc dụ chúa ban “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì từ nách trở xuống được khâu kín liền, không xẻ mổ”. Quy định đó đã định hình cho chiếc áo dài Việt Nam. Để chế ra chiếc áo dài Việt Nam, các triều thần đã phối hợp từ mẫu áo của người Chăm với mẫu áo của người phụ nữ Thượng Hải.

Đến đầu thế kỉ XX, chiếc áo ngũ thân đã được sử dụng rất phổ biến. Trải qua chặng đường dài lịch sử, nó đã trở thành chiếc áo truyền thống như ngày nay. Nhìn lại cả chặng đường lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến nay, sự thay đổi của chiếc áo dài chính là sa tanh trắng. Nhưng chiếc áo quá lai căng với kiểu cổ tròn, cổ trái tim, tay bằng,… chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, đến năm 1943 thì nó không xuất hiện nữa.

Năm 1934, hoạ sĩ Lê Phổ đã bớt đi những nét quá hiện đại, lai căng của chiếc áo này và thêm vào đó những nét dân tộc để tạo ra một kiểu áo mới. Áo có thêm cúc cài cuối thân. Kiểu áo này được các bà, các cô nồng nhiệt tiếp nhận. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó.

 

Những năm 30 của thế kỉ XX, nhà may Cát Tường đã cho ra đời kiểu áo “lemus”, được may bằng vải khổ rộng, do đó áo chỉ còn lại hai vạt mà thôi. Vạt trước được nối dài chấm đất để tăng thêm vẻ duyên dáng yểu điệu, đồng thời, phần trên được may ôm sát với đường cong cơ thể để tạo dáng yêu kiều gợi cảm, hàng nút được chuyển sang vai áo và chạy dọc thân sườn phải. Áo dài này đi liền với kiềng vàng, giày cao, quần ống rộng.

Chiếc áo dài sau đó cũng có nhiều thay đổi. Những năm 60, Trần Lệ Xuân ở miền Nam Việt Nam cho ra đời kiểu áo dài mini với vạt thu nhỏ, tà xẻ cao, cổ thuyền hoặc cổ tròn. Trải qua thời gian, chiếc áo dài có sự thay đổi nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên được hình hài ban đầu. Hiện nay, áo có các phần chính như thân áo, tay áo, cổ áo. Thân áo có hai thân, thân trước và thân sau.

Thân trước có hai li ngực và hai li chiết eo để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đường cong của người phụ nữ. Tà áo được khâu bằng tay cho mềm mại. Hai thân áo giao nhau với phần tay và phần cổ. Cổ áo nguyên bản là cổ đứng, cao từ 3 đến 7 phân. Tay áo được nối với thân sau và thân trước.

Để có được một chiếc áo dài đẹp thì không phải dễ dàng nên các nhà may rất tỉ mỉ, họ chia ra làm nhiều công đoạn. Đầu tiên, rất tỉ mỉ, họ lấy số đo của khách và may lược theo các số đo này. Lần thứ hai, khách đến thử áo, nhà may sẽ đánh dấu những chỗ khách chưa vừa ý để chỉnh sửa lại. Đến lần thứ ba khách mới lấy được áo nhưng chiếc áo sẽ như ý của chính mình.

Chiếc áo dài có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt. Nó được sử dụng trong các cuộc thi sắc đẹp, trong ngày lễ hội. Nó đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của thế giới. Ngày nay, mặc dù có nhiều trang phục hiện đại nhưng chiếc áo dài vẫn luôn gần gũi, quen thuộc với người Việt. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát triển để áo dài mãi mãi là biểu tượng của Việt Nam.

22 tháng 2 2022

tk:

Từ ngã tư thị xã Đồng Xoài, du khách đi theo Quốc lộ 741 hướng Phước Long chừng 50 km sẽ đến núi Bà Rá. Núi Bà Rá cao 732 m, thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngọn núi được đồng bào dân tộc S’tiêng gọi với cái tên thành kính là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi thần”.

Đường lên đỉnh Bà Rá trước đây rất hiểm trở, len lỏi qua những khu rừng nguyên sinh dày đặc, dốc đá cheo leo. Bây giờ, đường đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Từ đồi Bằng Lăng, du khách leo khoảng hơn 1.760 bậc tam cấp là lên đến đỉnh. Dọc đường lên núi. Tham quan khung cảnh trên đỉnh Bà Rá sẽ cho du khách cảm giác lâng lâng với nhiều ấn tượng khó quên.

Núi Bà Rá cách thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long khoảng 5 km. Xe khách, xe máy có thể chạy lên đồi Bằng Lăng nằm ở khoảng 1/3 độ cao so với đỉnh Bà Rá. Đường trải nhựa, quanh co khá dốc, hai bên là rừng rậm, thỉnh thoảng có những lạch nước nhỏ chảy tràn qua lộ… Tại đồi Bằng Lăng, dựa vào vách núi có một nhà bia tưởng niệm trang trọng, ghi công các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh.

Núi Bà Rá trong chiến tranh là căn cứ cách mạng, là chiến trường vô cùng ác liệt. Năm 1925, Pháp cho xây tại chân núi Bà Rá một nhà tù lớn để giam cầm chính trị phạm. Bên sườn núi phía tây là nơi đội công tác cách mạng núi Bà Rá từng bám trụ và gây nhiều nỗi kinh hoàng cho địch. Vào lúc 18 giờ ngày 2-1-1974, quân cách mạng đã đánh chiếm núi Bà Rá và sau đó giải phóng thị xã Phước Long vào ngày 6-1-1975.

Nếu du khách thích khám phá và có sức khỏe thì nên đi bộ theo những lối mòn lên núi. Leo núi Bà Rá sẽ cho bạn nhiều cảm xúc và sự hưng phấn. Nên khởi hành lên núi từ 9 giờ sáng, lúc ấy sương mù đã tan, du khách có thể thưởng thức được toàn cảnh quan chung quanh ngọn núi kỳ vĩ này. Từ nhà bia đi lên núi chừng 30 m có một cây bằng lăng cổ thụ cao gần 50 m, chiều rộng chừng 10 người ôm chưa giáp tay, tàng lá xanh um, dáng vẻ thâm nghiêm.

 

Để leo núi và có thể nghỉ đêm trên đỉnh Bà Rá, du khách nên trang bị gọn nhẹ với giày vải đi rừng, áo gió và ba lô đựng những vật dụng cá nhân cần thiết cho một chuyến du khảo. Lương thực có thể mang theo như bánh mì, mì gói, thịt cá hộp, nước suối… Nếu không thích leo núi, du khách có thể lên đỉnh bằng cáp treo (được đưa vào sử dụng từ tháng 3-2010). Ngồi trên ca-bin cáp treo ngắm không gian bao la dưới chân núi cũng là cảm giác vô cùng thú vị.

Bây giờ, đường nên núi Bà Rá đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Dọc đường lên núi, cảnh vật hoang sơ, lãng mạn với những rừng trúc, lồ ô xen kẽ với bằng lăng, sao, dầu lông và rừng cây bụi như mua, sim, trâm ổi. Dây leo bò bao phủ, chằng chịt khắp nơi. Thỉnh thoảng du khách nghe được tiếng chim chìa vôi, họa mi, chích chòe hót ríu rít, vang lên tràng dài và tiếng cu rừng gáy vọng phía triền núi xa. Không khí trên núi rất mát mẻ, trong lành.

 

Đứng trên đỉnh Bà Rá, ta có thể quan sát một khu vực rộng lớn chung quanh bạt ngàn một màu xanh bất tận. Hồ Thác Mơ mênh mông có diện tích trên 12.000 ha như một mặt gương khổng lồ, phẳng lặng và đẹp như tranh vẽ. Đây là nơi cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Mơ hiện đại. Trên đỉnh núi Bà Rá có tháp ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48 m. Ở đây còn có Miếu Bà là nơi hành hương, cúng viếng của nhiều khách thập phương. Thời chiến tranh, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá một căn cứ quân sự khá hiện đại, dấu tích bây giờ vẫn còn.

Nếu lên núi vào những đêm có trăng (từ mồng 10 đến 20 âm lịch), du khách sẽ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với trăng ngàn, gió núi đẹp hoang sơ và lãng mạn. Khi trời tối hẳn, du khách có thể cùng bạn bè ra sân trước Miếu Bà ngồi trên những tảng đá, ngắm nhìn vầng trăng huyền ảo cùng những ánh đèn lung linh của thị trấn Thác Mơ dưới chân núi. Và, lửa trại được đốt lên, với một cây đàn ghi-ta, bạn đã có thể trải lòng hòa mình với thiên nhiên, bè bạn…

22 tháng 2 2022

Ghi rõ Tham khảo ra

12 tháng 9 2021

Tham khảo nha:

Hôm nay là ngày hội những đồ dùng học tập, các họ hàng nhà bút, nhà sách,... đua nhau đến tham dự lễ hội với hy vọng sẽ đạt được danh hiệu quán quân, giành giải nhất về độ thông dụng và gần gũi với đời sống con người.

Từ sáng sớm, Bút Bi đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉnh chu bài diễn thuyết giới thiệu của mình và đến hội sớm nhất. Ngồi bên dưới vị trí chờ, nghe anh Cặp, chị Sách phát biểu mà Bút Bi ngồi không yên. Đến lượt mình, cậu bé nhỏ tự tin dướn cao mình, dõng dạc giới thiệu

- Chào toàn thể quý vị và các bạn, mình là Bút Bi, đại diện tiêu biểu của họ nhà bút. Sau đây là bài tự giới thiệu, thuyết minh về bản thân của mình.

Bút Bi là một đồ vật rất gần gũi, thân thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, đặc biệt là với các bạn học sinh. Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút bi đầu tiên ra đời. Tiền thân của những chiếc bút này là những chiếc bút lông để vẽ và viết nhưng khá bất tiện vì phải mài mực, chấm mực thường xuyên khi viết. Mãi về sau, một nhà báo người Hungari làm việc tại Anh tên là Lasrlo Biro mới tìm ra cách sáng chế ra chiếc bút bi để thuận lợi cho việc làm báo, viết văn của ông. Nhờ sáng chế này, ông đã nhận bằng sáng chế ở Anh ngày 15-6-1938. Cùng với sự phát triển vủa xã hội, bút bi du nhập vào Việt Nam những năm giữa thế kỉ XX.

Bút bi có rất nhiều loại, phong phú, đa dạng nhưbg phổ biến nhất vẫn là loại có nắp đậy và loại không có nắp đậy. Dù được cấu tạo thế nào thì chiếc bút bi vẫn có hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại dẻo hoặc nhựa, kiểu dáng và màu sắc đa dạng tùy theo thiết kế của hãng sản xuất. Vỏ bút coa độ dài chừng 14 cm, đường kính 0,7 đến 0,8 cm, thường có hình trụ, thu nhỏ về phần đầu bút. Vỏ bút có loại vỏ trơn, chỗ tay cầm có gắn mút cao su mềm hoặc có loại được tạo thành các cạnh như hình lục giác hay bát giác đều. Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời các loại hình dánh, mẫu mã khác nhau rất đẹp mắt như một phương án nâng cao tầm anhe hưởng cho thương hiệu của mình. Với chiếc bút có nắp đậy, cấu tạo có phần đơn giản, thường chỉ là một ống nhựa với những đặc trưng thường có của những chiếc vỏ bút có đi kèm với nắp đậy cùng bằng kim loại hay nhựa, được mài phù hợp với đầu bút, có thể nắp chặt, bảo vệ ngòi bút khi không sử dụng. Nắp bút thường có khuyên cài, dễ dàng kẹp vào túi áo hay bìa sách tránh bị rơi mất. Khi dùng, người dùng chỉ cần mở nắp là có thể viêta được, tuy nhiên phải thật cẩn thận tránh để mất nắp bút. Còn loại không có nắp, về cơ bản cấu tạo của nó cũng giống người họ hàng của mình nhưbg khác ở phần ngòi bút không phải đi liền với chiếc nắp mà gắn với một bộ phận là lẫy bút. Khi viết, bấm vào lẫy bút để đẩy ruột bút ra khỏi vỏ. Mỗi lần bấm vào lẫy bút sẽ tạo ra tiếng "tách" rất vui tai.

Bộ phận quan trọng của bút là ruột bút. Ruột bút thường là một ống nhựa tròn, độ dài và kicha thước nhỏ hơn rất nhiều so với vỏ bút, dài khoảng 10 đến 11 cm dùng để chứa mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường, mực có màu trong suốt để người viêta dễ dàng nhận biết lượng mực còn lại để sử dụng. Gắn với ống mực là ngòi bút làm bằng kim loại không gỉ, môth đầu có lỗ tròn với một viên bi nhỏ xíu, kích thước to nhỏ khác nhau, thường có đường kính khoảng 0,38 đến 0,7 mm. Mỗi khi viết, viên bi ấy sẽ chuyển động, quay tròn theo quỹ đạo, đưa mực ra ngoài rất đều. Với loại bút không có nắp, để giữ cho ngòi bút chắc chắn và thuận lợi cho việc đẩy ruột buta ra vào còn có sự góp mặt của lò xo kim loại hình xoắn ống. Lò xo này kết hợp với lẫy bút tạo thành cơ chế hoạt động đẩy ngòi bút dài ra hay ngắn lại, dễ dàng bảo vệ ngòi bút. Bút bi cũng có nhiều loại mực, mực nước, mực dầu, mực nhũ, mực dạ quang, màu sắc này càng đẹo và bắt mắt. Có những chiếc bút có tới tận 7, 8 màu xanh, đỏ, vàng, tím,... rất tiện lợi, nhỏ gọn khi sử dụng.

Bút bi từ khi sáng chế tới nay ai cũng phải công nhận rất tiện dụng, bút viết nhanh, không tốn thời gian để bơm mực, mực viêta xong khô ngay, không bị dây ra tay hay quần áo. Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con ngưòi trong cuộc sống. Bút bi được dunhf vào nhiều kunhx vực khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, gắn bó nhiều nhất với học sinh, sing viên trong học tập. Bên cạnh đó, những cây bút đẹp, quý cũng trở thành thứ đồ được săn đón và là món quà cho nhau nhân những ngày đặc biệt. Mỗi chiếc bút bi cũng có loại giá thành rẻ chỉ từ 2000 đến 30000 đồng nhưbg cũng có loại lên tới vài chục, vàu trăm ghậm chí vài triệu đồng.

Để sử sụng và bảo quản bút, khi mua bút phải chọn được loại bút phù hợp, nên viết thử số 8 khi thử bút là coa thể biết buta viết có đều và đẹp hay không. Sau khi sử dụng phải đậy năos hoặc ấn lẫy bút để bảo vệ ngòi bút, tránh cho ngòi buta không bị biến dạng hay khô mực, đồng thời tránh đánh rơi hay để vật nặng đè lên sẽ làm hỏng bút.

Mình xin hết và xin chân thành cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

Bài diễn thuyết kết thúc, cả hội trường vỗ tay rầm rộ, Bút Bi nở nụ cưòi vui sướng. Cuôia cùng kết thúc buổu lễ hôm ấy, Bút Bi đã dành chiến thắng, trở thành đồ dùng học tập thân thuộc nhất, gắn bó nhất với cuộc sống con người.

16 tháng 9 2021

Em tham khảo bài này nhé:

Nguồn: Hoidap247

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

*** yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

26 tháng 9 2021

Trước cổng nhà, ba em trồng hai cây cau cảnh rất đẹp. Là cây cảnh nên nó không cao lắm, chỉ tầm 3 mét. Cau mọc thẳng tắp, thân cau tròn, gốc cây to và nhỏ dần lên đến ngọn. Da cau khá mịn màng, màu trắng bạc, có các khoanh tròn nhỏ trên thân như diện những chiếc lắc tay xinh đẹp. Các tàu lá cau xanh rì, tựa lá dừa nhưng ngắn và bé hơn, phất phơ trước gió như đang thì thầm trò chuyện. Cau nở thành từng buồng, ra hoa, hoa có màu trăng trắng, hương hoa dịu nhẹ, thoảng bay trong gió chiều khiến lòng ta ngào ngạt. Quả cau tròn, nho nhỏ, ra thành từng buồng, mỗi buồng có khi vài trăm trái, da láng mịn và xanh bóng. Khi về già, quả chín và đổi màu vàng đậm. Bà em thường chọn những quả cau tròn và căng nhất để bổ dọn cùng với trầu trên ban thờ mỗi dịp có giỗ hay ngày lễ Tết như tấm lòng thành kính gửi đến ông bà.

Đồ dùng trong nhà em có rất nhiều nhưng em thấy cái bàn học, tấm lịch treo tường và chiếc đồng hồ báo thức là ba đồ vật gắn bó thân thiết với em hơn cả.

Chiếc bàn học do ba em tranh thủ đóng trong đợt nghỉ phép vừa qua. Nó được làm từ những tấm ván và thanh gỗ lựa từ đống củi mẹ mới mua. Suốt một ngày chủ nhật cưa, bào, đục, đẽo… không ngơi tay, ba em đã đóng xong chiếc bàn xinh xắn. Ba bảo rằng em đã lên lớp 8, cần phải có chỗ ngồi học riêng cho thuận tiện. Chiếc bàn được kê ngay cửa sổ, hướng đông nên suốt ngày có đủ ánh sáng.

Hình dáng chiếc bàn này giống hệt chiếc bàn ở lớp nhưng kích thước của nó chỉ bằng một nửa. Mặt bàn được bào nhẵn. Ba em đánh véc-ni thật kĩ. Các đường vân nổi lên rất đẹp. Dưới mặt bàn là hai ngăn rộng rãi, đủ để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Bàn đóng liền với ghế, có chỗ dựa lưng thoải mái. Ba mua cho em một cây đèn nê-ông nhỏ, bệ đèn là chiếc giá cắm bút bằng nhựa màu hồng. Cây đèn được gắn cố định vào mặt bàn để buổi tối em có đủ ánh sáng học bài.

Ngày nào cũng vậy, em ngồi vào chiếc bàn xinh xắn để học bài và làm bài tập. Chiếc bàn luôn nhắc em nhớ tới ba. Ba mong muốn em ngày càng chăm ngoan học giỏi nên đã đóng cho em chiếc bàn này. Em quý nó vì nó là kỉ vật của ba. Tuy giá trị của chiếc bàn này chẳng đáng là bao nhưng công dụng của nó đối với em rất lớn. Nó giúp em nhiều trong học tập. Em luôn giữ cho chiếc bàn sạch sẽ, không viết bậy, vẽ bậy lên bàn.

20 tháng 9 2021

Trong các đồ vật gia đình, từ cái lọ hoa đến chiếc tivi, vật nào đối với em cũng thân thiết và có nhiều kỉ niệm nhưng em thích nhất và gắn bó nhất với chiếc bàn học nhỏ xinh của mình.

Gia đình em ở thành phố nên rất chật hẹp, có được góc học tập riêng là điều không phải dễ. Thông thường cả nhà cùng ngồi làm việc ở chiếc bàn trong phòng khách, đồng thời cũng là phòng ăn và nơi để xe máy vào buổi tối. Đầu năm học lớp 8, ba em làm thêm cái gác gỗ cơi nới cho căn nhà được rộng hơn. Thế là em có được một cơ ngơi riêng cho mình và người bạn trung thành – tên gọi mà em đặt cho chiếc bàn của mình – bắt đầu xuất hiện và gắn bó với em từ đó.


 
Người bạn trung thành của em thật xinh xắn chiều ngang chỉ độ 0,5m chiều dài khá hơn 0,8m và chiều cao 0,6m rất phù hợp với chiều cao khiêm tốn của chủ nhân nó chỉ có l,5m. Chiếc bàn được làm bằng gỗ xoan đào khá chắc chắn, có màu nâu nhạt thơm phức mùi gỗ, trên mặt bàn có những đường vân lượn sóng hình bầu dục. Mặc dù bé nhưng người bạn trung thành của em vẫn rất thuận tiện. Có tới ba ngăn kéo hẳn hoi tha hồ để em đựng sách vở và đồ dùng hoc tập. Trước đây toàn bộ sách vở của em phải cất thành một chồng, giờ đây em phân chia ra ở hai ngăn kéo anh em (vì có ngăn trên và ngăn dưới) một ngăn em để sách, một ngăn em để tập ghi và vở làm bài tập. Ngăn thứ ba ở phía tay phải không sâu bằng nhưng lại rộng hơn rất nhiều, em để bút mực, thước kẻ và một vài đồ dùng học tập khác. Chiếc đồng hồ báo thức hình quả quýt em để nó ở dưới chân củạ chiếc đèn bàn để nó luôn nhắc nhở em học bài và thức dậy đúng giờ.

Từ khi có chiếc bàn mới, ngồi học em cảm thấy dễ chịu hơn, tập trung hơn, tính bừa bộn của em cũng giảm đi rất nhiều. Em thích sắp đặt cho cơ ngơi của mình được sạch sẽ ngay ngắn. Mỗi lần ngồi vào bàn đặt tay trên mặt bàn nhẵn cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu.


 
Mẹ dặn em để giữ cho mặt bàn được bóng lâu không nên để những đồ vật quá nóng lên mặt bàn, tránh dùng những đồ vật nhọn cứng, sắc cạnh để lên mặt bàn sẽ làm cho bàn bị trầy xước. Ba mua cho em tấm kính trong để lên trên vừa bảo vệ được mặt bàn lại vừa tha hồ trang trí. Em chọn hình một con gà trống to với cái mào đỏ chót, cái đuôi cong vút đang vươn cổ gáy dõng dạc để vào ngay chính giữa – vì em cầm tinh con gà mà.

Chiếc bàn gắn bó với em khuya sớm và sẽ còn đi suốt cả quãng đường học sinh. Chiếc bàn là người bạn trung thành yêu mến của em.

3 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

27 tháng 2 2022

Tham khảo ở đây:

https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html

26 tháng 12 2021

     tham khảo

                       Đoạn văn thuyết minh tác hại của thuốc lá

Lượng tiêu thụ thuốc lá trong những năm gần đây đang có dấu hiệu gia tăng bất chấp mọi nỗ lực từ phía chính phủ. Ngày nay, thuốc lá đã và đang trở thành mối đe dọa tới thế giới bởi tác hại của nó đối với người sử dụng. Điều đầu tiên, hút thuốc lá được cho là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những căn bệnh và những cái chết trẻ. Thành phần hoá học độc hại trong thuốc lá có xu hướng gây tổn hại đến các cơ quan của cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, bệnh tim, bệnh đột quỵ, bệnh hen suyễn và đái đường. Theo báo cáo từ tổ chức y tế thế giới Who, hút thuốc gây ra cái chết hơn 7 triệu người mỗi năm, một con số đáng báo động tới sức khỏe toàn cầu. Nguy hiểm hơn nữa, thuốc lá tiềm ẩn những nguy cơ tới người sử dụng và nó trải qua một thời gian dài mới biểu hiện các triệu chứng và biến chứng. Điều này để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe trong cuộc sống sau này của chúng ta khi việc hút thuốc khi còn trẻ. Hơn nữa, phụ nữ có nguy cơ bị sảy thai hoặc nguy cơ sinh con quá nhỏ hoặc sinh thiếu tháng nếu như các bà mẹ hút thuốc trong thời gian thai kì. Cuối cùng nhưng rất quan trọng, hút thuốc gây nên những gánh nặng về tài chính cho mỗi gia đình bằng việc tiêu tốn số tiền lớn cho thuốc lá và các chi phí điều trị bệnh tật. Tóm lại, việc sử dụng thuốc lá để lại ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ của chúng ta và rút ngắn tuổi thọ của chúng ta, chính vì thế, những biện pháp nhanh chóng để làm giảm lượng tiêu thụ thuốc lá bây giờ là vô cùng quan trọng.

26 tháng 12 2021

Cảm ơn nha!

18 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

*** yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đối với mỗi người dân Việt Nam thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

Yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt.