Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường...
Đọc tiếp
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)
Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào?
Câu 2: Phân tích giá trị của phép điệp và phép liệt kê trong đoạn trích. Giải thích từ “ bông phèng, khướt”, so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai từ “ miên man” và “mê man”.
Câu 3: Chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4: “ Ồ”, “ Chao ôi” là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? Vì sao? Những từ đó là lời của ai? Có ý nghĩa gì?
Câu 5: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và chỉ ra câu văn sau thuộc loại câu nào: Cũng hát hỏng, bông :phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày.
Câu 6: Điều gì khiến ông lão cảm thấy “náo nức hẳn lên”? Lẽ ra nhớ làng như vậy, nhân vật sẽ rất muốn về làng nhưng vì sao ở phần sau của truyện, nhân vật lại có suy nghĩ: “Về làm gì cái làng ấy nữa.” Từ đó, em hiểu gì về nhân vật này?
Câu 7: Viết đoạn văn TPT khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên ( trong đoạn có sử dụng câu ghép và câu có chứa thành phần phụ chú, gạch chân và chú thích).