"kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ" là biểu hiện của chuẩn mực đạo đức nào mà em đã học? trình bày khái và ý nghĩa của chuẩn mực đạo đức đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tài sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng của Người. Trong đó, nổi bật là tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Bác trong sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo đạo đức cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại cả phương Đông lẫn phương Tây mà Người đã tiếp cận được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng. Bắt nguồn từ chức năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người, đạo đức cách mạng tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của con người. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Người viết: cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang; có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, mới lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao cả hai mặt đức và tài ở mỗi con người. Trong mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng, Người khẳng định đạo đức là gốc, nó quyết định sức mạnh tinh thần to lớn của con người, sức mạnh của đoàn kết dân tộc. Nhờ đó mà đạo đức góp phần to lớn vào việc quyết định sự thành bại của cách mạng nước ta. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con người, trước hết là cho cán bộ, đảng viên.
Từ những quan niệm nêu trên, cho thấy quan niệm chung của Chủ h Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm cơ bản sau đây:
Một là, trung với nước, hiếu với dân.
Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.Từ quan niệm cũ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, cao rộng hơn là “ trung với nước, hiếu với dân”. Người khẳng định: Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói của Bác vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức cho mỗi người Việt Nam, không phải chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn lâu dài mãi về sau.
Hai là, yêu thương con người.
Quan niêm này cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về lòng yêu thương con người rất toàn diện và độc đáo. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người rất toàn diện và độc đáo. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Người luôn luôn dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Bác viết: tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Ở Hồ Chí Minh, tình yêu thương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng lớn và toàn diện, không phân biệt vùng, miền, trẻ, già, trai, gái...hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện tấm lòng bao dung cao cả của một người Cha, đặc biệt, đối với những người phạm sai lầm, khuyết điểm. Người căn dặn: mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Chính vì vậy, trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Người căn dặn Đảng: phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; Kiệm tức là tiết kệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù; Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch, không tham lam, không tham địa vị, không tam tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình, vì vậy mà quang minh, chính đại, không bao giờ hủ hóa; Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình, đối với người thì không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà; Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng.
Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng một mệnh đề “ bốn phương vô sản đều là anh em”, là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và chủ ngĩa xã hội, là tinh thần hợp tác và hữu nghị.
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục cổ động phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “ người tốt, việc tốt”, nêu ngương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.Để học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải ra sức hưởng ứng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người bằng cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta đã phát động là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, càng cần thiết và quan trọng hơn, khi chúng ta là những cán bộ, đảng viên, giảng viên của Trường Chính trị Lê Duẩn. Vì vậy, chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh cần phải được cụ thể hóa để cán bộ, đảng viên, giảng viên Nhà trường lấy đó làm tiêu chí để tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình.Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của Bác Hồ, Đảng bộ Trường Chính trị Lê Duẩn đã cụ thể hóa thành những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, giảng viên Nhà trường. Cụ thể là:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm Quy định những điều đảng viên không được làm và Quy định 10 không của Đảng ủy Trường Chính trị Lê Duẩn.
2. Không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, trình độ và năng lực chuyên môn, phong cách sư phạm; là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo; phong cách làm việc khoa học, dân chủ; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Học viên phải chấp hành nghiêm túc quy chế của Nhà trường, có ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người cán bộ tốt; có trách nhiệm xây dựng trường, lớp vững mạnh.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu, nói đi đôi với làm; tận tâm, tận lực với sự nghiệp, với công việc, lao động hết mình; kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong giáo dục và thi cử.
4. Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn kết nội bộ; xây dựng tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; hợp tác, chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, hẹp hòi, đố kỵ, thực dụng; xây dựng các tổ chức đảng, nhà trường, đoàn thể trong sạch, vững mạnh toàn diện.
5. Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ công dân nơi cư trú, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
1.Tôn sư trọng đạo được biểu hiện thông qua hành động:
+ Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
+ Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
+ Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
2. đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là
+thật thà,
+thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi
, +không báo cáo sai sự thật,
+không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình.
....
- Đạo Đức là sức khỏe của xã hội.Nếu mỗi con người không có đạo đức thì việc xã hội có phát triển hay không là nhờ vào đạo Đức của mỗi con người.
VD : ( Bạn tự lấy nhé )
- Xã hội sẽ phát triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực xã hội.Câu này,nghe có vẻ không đúng về xã hội, các quy tắc đưa ra về xã hội chủ yếu mong muốn con người tuân thủ đúng. Khi đã tuân thủ đúng với quy tắc thì việc phát triển xã hội sẽ ngày càng tiên tiến hơn.
VD : ( Bạn tự lấy nhé )
- Xã hội sẽ mất ổn định nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp.Việc xã hộ có mất ổn định hay không cũng không liên quan đến đạo Đức xã hội bị xuống cấp.Bởi , một xã hội đang phát triển có rất nhiều tiền bạc và của cải nhưng do gặp nhiều sự cố nên làm ra xã hội mất ổn định,chính về việc này,con người xã hội sẽ dễ dàng dạy bảo con mình hơn,dạy con cách sống qua ngày,....( Xã hội phát triển quá nhiều cũng sẽ không tốt cho trẻ em,khiến trẻ em cũng ỷ lại vào người thân. Có nhiều tiền,nhiều chức vụ nhưng cũng chẳng thể có thời gian dạy bảo con mình )
VD : Bạn tự lấy.
Kính trọng,lễ phép,vâng lời ông bà,cha mẹ là biểu hiện của lòng Hiếu thảo với ông bà,bố mẹ,..
- Trong triết học Nho giáo, lòng hiếu thảo là một đức tính tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình. Sách cổ Hiếu Kinh được cho là văn bản viết vào khoảng thời kỳ Tần-Hán, thuật về nguyên lý Khổng giáo về "lòng hiếu thảo" và những tấm gương hiếu thảo đời xưa. Trong sách thuật lại một cuộc trò chuyện giữa Khổng Tử và học trò của ông là Tăng Tử 曾子, là làm thế nào để thiết lập một xã hội tốt đẹp bằng ...