K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nạn kỳ thị người gốc Á ở châu ÂuCác hành vi thù ghét người gốc Á không chỉ gia tăng ở Mỹ mà còn xuất hiện tại châu Âu trong năm qua, khiến nhiều người không dám ra đường.Sự đau buồn và phẫn nộ sau khi 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng trong vụ xả súng gần đây tại ba spa ở Atlanta, bang Georgia đã khiến nhiều người chú ý đến tình trạng kỳ thị chủng tộc và gia tăng bạo lực với người châu Á ở...
Đọc tiếp

Nạn kỳ thị người gốc Á ở châu Âu

Các hành vi thù ghét người gốc Á không chỉ gia tăng ở Mỹ mà còn xuất hiện tại châu Âu trong năm qua, khiến nhiều người không dám ra đường.

Sự đau buồn và phẫn nộ sau khi 6 phụ nữ gốc Á thiệt mạng trong vụ xả súng gần đây tại ba spa ở Atlanta, bang Georgia đã khiến nhiều người chú ý đến tình trạng kỳ thị chủng tộc và gia tăng bạo lực với người châu Á ở Mỹ.

Nhưng đây không chỉ là vấn đề của Mỹ. Từ Anh đến Australia, các hành vi thù ghét người gốc Á đã gia tăng tại châu Âu trong thời kỳ đại dịch. Một số chính trị gia phương Tây đã liên tục nhấn mạnh mối liên hệ giữa Trung Quốc với Covid-19 và với bối cảnh đó, những người gốc Đông Á và Đông Nam Á tại châu lục này ngày càng trở thành mục tiêu của phân biệt chủng tộc.

Một người biểu tình mặc áo và giơ biểu ngữ có dòng chữ hãy dừng tội ác thù ghét người gốc Á tại Texas ngày 21/3. Ảnh: AFP.

Một người biểu tình mặc áo và giơ biểu ngữ có dòng chữ "ngừng thù ghét người gốc Á" tại Texas ngày 21/3. Ảnh: AFP.

Nhưng nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức và Bỉ, không thu thập dữ liệu nhân khẩu học dựa trên sắc tộc vì lý do lịch sử, gây khó khăn cho việc nắm được chính xác quy mô của vấn đề.

Tại Anh, số liệu của Cảnh sát Thủ đô London cho thấy hơn 200 tội ác thù ghét với người Đông Á đã xảy ra tháng 6-9/2020, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước.

Peng Wang, giảng viên người Trung Quốc tại Đại học Southampton, Anh, bị 4 thanh niên da trắng trong độ tuổi 20-25 tấn công trong lúc đang chạy bộ gần nhà hôm 23/2. "Vài gã điên rồ ngồi trong xe và hét lên với tôi từ phía bên kia đường", giảng viên 37 tuổi nói. "Họ nói 'virus Trung Quốc, cút khỏi đất nước này đi, đồ khốn'".

Khi Wang phản bác, nhóm thanh niên ra khỏi xe, đấm vào mặt và đá anh ngã nhào xuống đường.

Giảng viên Peng Wang bị chảy máu mũi sau vụ hành hung ở Southampton, Anh hôm 23/2. Ảnh:SCMP.

Giảng viên Peng Wang bị chảy máu mũi sau vụ hành hung ở Southampton, Anh hôm 23/2. Ảnh:SCMP.

Mặc dù Wang không bị thương nặng, vụ tấn công đã để lại "bóng ma tâm lý", khiến anh sợ ra khỏi nhà, lo lắng về tương lai ở Anh và sự an toàn của cậu con trai nhỏ. "Điều họ làm thật kém văn minh, không nên xảy ra điều đó trong xã hội ngày nay. Họ đối xử với tôi như một con vật", anh nói. Cảnh sát sau đó đã bắt hai nghi phạm.

"Khi Donald Trump làm tổng thống Mỹ, ông ấy đã gọi nCoV là 'virus Trung Quốc', điều đó hoàn toàn sai", Wang nói thêm.

Trong cuộc tranh luận hồi tháng 10 về vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người Hoa và gốc Đông Á tại quốc hội Anh, nghị sĩ David Linden cho biết một số cử tri "đã mô tả các nhà hàng và cửa hàng bán đồ ăn mang về bị phá hoại hay tẩy chay, nhiều nạn nhân bị đấm và nhổ nước bọt khi đi trên phố, thậm chí bị lăng mạ và đổ lỗi gây ra Covid-19".

Một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện vào tháng 6 cho thấy 3/4 người gốc Hoa ở Anh từng bị lăng mạ bằng từ ngữ phân biệt chủng tộc. Khi đại dịch hoành hành khắp châu Âu, các nhà hoạt động ở Tây Ban Nha và Pháp cũng bắt đầu nhận thấy vấn đề. Các chiến dịch như lan truyền từ khóa "Tôi không phải virus" được tạo ra để nâng cao nhận thức đối với tình trạng bạo lực nhắm vào người châu Á.

Tháng 3/2020, Thomas Siu, người Mỹ gốc Hoa 30 tuổi, cho biết anh bị tấn công ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, sau khi hai người đàn ông hét lên những lời phân biệt chủng tộc liên quan đến Covid-19.

Siu cho biết trong tháng 1-3/2020, anh bị lăng mạ 10 lần. Sau đó, anh quyết tâm không nhẫn nhịn chịu đựng mà quát lại những người kỳ thị mình. Nhưng anh bị họ đánh bất tỉnh. "Tôi luôn biết rõ rằng có phân biệt chủng tộc ở đây nhưng mọi người không thực sự thừa nhận điều đó", Siu nói.

Susana Ye, nhà báo Tây Ban Nha 29 tuổi, người đã thực hiện một bộ phim tài liệu về cộng đồng người Hoa ở nước này năm 2019, nói với CNN rằng vấn đề bạo lực đối với người gốc Á ở Tây Ban Nha đã bị báo chí nước này coi là điều bình thường và ít đưa tin hơn.

"Đối với nhiều người, đó không phải là vấn đề quan trọng vì nhiều nhà báo không sống trong cộng đồng người gốc Á hoặc quen biết họ", cô nói. "Họ không có quan điểm chống phân biệt chủng tộc và họ không hiểu gì về các cộng đồng khác ngoài cộng đồng của họ".

Cô nói rằng vấn đề tội ác thù ghét ít được quan tâm ở Tây Ban Nha do rào cản ngôn ngữ, một số người lo sợ bị trục xuất, còn người cao tuổi thường có xu hướng giữ im lặng. "Mọi người lăng mạ và hành hung chúng tôi vì họ tin rằng chúng tôi sẽ không phản ứng lại", cô nói. "Họ đã quen với việc chúng tôi không lên tiếng".

Quan Zhou Wu, họa sĩ truyện tranh sống ở Madrid, Tây Ban Nha, đồng ý với quan điểm này. "Vụ xả súng ở Atlanta không lên trang nhất của truyền thông Tây Ban Nha, đó là một tin tức siêu nhỏ, chúng tôi như người vô hình vậy", cô nói. Một báo cáo năm 2019 của chính phủ Tây Ban Nha cho thấy 2,9% người gốc Á sống ở nước này là nạn nhân của tội ác thù ghét.

Tại Pháp, các nhà vận động cho biết đại dịch đã khiến vấn đề kỳ thị người gốc Á trở nên tồi tệ hơn. Sun-Lay Tan, phát ngôn viên của Security for All, tổ chức đại diện cho hơn 40 hiệp hội người gốc Á, nói: "Kể từ năm ngoái, nạn phân biệt chủng tộc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhiều người công khai nói rằng họ không thích người gốc Á và không thích Trung Quốc".

Nhóm này ước tính rằng vào năm 2019, cứ hai ngày lại có một tội ác thù ghét với người gốc Á xảy ra chỉ riêng ở khu vực Paris. Một người từng bị đánh đến trật khớp vai vào đêm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố áp đặt lệnh phong tỏa mới vào tháng 10/2020.

Tan cho biết lần đầu tiên anh trải nghiệm chủ nghĩa bài ngoại ở Pháp là vào tháng 2/2020, khi một người đàn ông đổi chỗ trên tàu điện ngầm sau khi Tan ngồi xuống bên cạnh.

"Cha mẹ chúng tôi bị phân biệt chủng tộc nhưng họ chấp nhận vì họ muốn hòa nhập với đất nước. Chúng tôi là thế hệ thứ hai của những người nhập cư ở Pháp, trách nhiệm của chúng tôi là lên tiếng và làm cho nước Pháp tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo", anh nói.

Nhà làm phim Popo Fan ở Berlin, sinh ra ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, cho biết tình hình rất tồi tệ vào đầu đại dịch. Anh sợ đi ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

"Khi đại dịch mới bùng lên, tôi đã bị nhổ nước bọt, chửi rủa trên tàu điện ngầm ở Berlin", Fan nói. "Tôi không biết phải nghĩ sao, vì kẻ tấn công tôi cũng là người nhập cư. Anh ta say rượu và có lẽ có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp hơn. Tôi cảm thấy như xã hội Đức đã không cung cấp cho anh ấy đủ nguồn lực hoặc giáo dục về đa dạng chủng tộc và y tế cộng đồng. Anh ấy không tiếp cận được những thông tin đó".

Tan cho rằng trách nhiệm thuộc về giới chức Đức, những người "dường như không quan tâm đủ đến các vấn đề chủng tộc". Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, anh đã nhiều lần bị nhắm mục tiêu trên đường phố. "Một người hét vào mặt tôi rằng 'hãy cút về Trung Quốc đi'. Cảnh sát nói rằng họ không thể làm được gì", Tan nói.

Đây không chỉ là vấn đề của châu Âu. Một báo cáo hồi tháng ba của Viện Lowy ở Australia cho thấy hơn 1/3 người Australia gốc Hoa cảm thấy họ bị đối xử khác biệt hoặc tiêu cực hơn trong năm qua. 18% nói rằng họ đã bị đe dọa hoặc hành hung.

Tại Anh, Kay Leong, sinh viên Singapore kể rằng một người bán hoa hồng trên phố đã hét lên "Covid-19, Covid-19" sau khi cô từ chối mua hoa. "Tôi không phải là người gốc Hoa nhưng tôi có thể tưởng tượng tất cả người gốc Á sẽ có cảm giác như nhau trước kiểu phân biệt chủng tộc này", cô cho biết. "Nhưng tôi phải nói rằng kiểu phân biệt chủng tộc hoặc đe dọa này không phải là mới, tôi đã phải đối mặt với nó kể từ khi đến London vào năm 2016 để học đại học".

Kate Ng, nhà báo 28 tuổi người Malaysia gốc Hoa tại tờ Independent của Anh, nói rằng mặc dù tình hình ở Anh không nghiêm trọng bằng Mỹ, nó đã đủ để khiến những người gốc Đông Nam Á ớn lạnh.

"Tôi muốn ra ngoài một mình. Nhưng tôi tự hỏi: 'Có khả năng tôi sẽ bị lăng mạ hay tấn công hay không? Nỗi sợ hãi đó là rất rõ ràng", cô nói.

7
29 tháng 11 2021

có bị j ko?????????

29 tháng 11 2021

Tóm lại là sự kì thị của mọi người đối vs người khác

VD ; da trắng vs da đen

24 tháng 9 2021

Yep

Tham khảo:

Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, qua quá trình di chuyển tìm thức ăn con người di chuyển đến các vùng đất khác nhau với những môi trường sống khác nhau, để tiếp tục tồn tại và phát triển con người buộc phải thích nghi với môi trường sống xung quanh nên cơ thể bị thay đổi đặc biệt thể hiện rõ nhất trên màu da. Châu Phi là nơi nằm trên đường Xích đạo có nhiệt đồ nắng nóng cao với nhiều sa mạc, cho nên con người sinh sống ở châu Phi có da màu đen. Đối với châu Âu khí hậu lạnh hơn, mùa đông thường có tuyết phủ kín nên người châu Âu thường có da màu trắng. Các quốc gia châu Á điều kiện nóng ẩm mưa nhiều, hầu hết có bốn mùa quanh năm nên làn da thường màu vàng. Để thích nghi và sinh sống con người vẫn tiếp tục thay đổi và thích nghi.

29 tháng 10 2021

Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng còn người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?Vì sao? Không Giải thích:

- Người da trắng chủng tộc:Ơ-rô-pê-ô-it

- Người da đen:Nê-gro-it

- Người da vàng:Mon- gô-lô ít

15 tháng 2 2022

*Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa người châu Phi và châu Âu:

   - Độ sáng tối của da là do số lượng các hắc tố trong da quyết định. 

+ Người châu Âu có ít hắc tố nên màu da rất nhạt.

+ Người châu Phi nhiều hắc tố nên da màu đen hoặc nâu đen. 

   - Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.

+ Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng, cường độ nắng gay gắt => tia cực tím xâm nhập vào da, gây hại và khiến da bị tổn thương, khi đó cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra hắc tố (melanin) bảo vệ tế bào da => lượng hắc tố cao khiến da đen sạm đi. 

+ Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, ánh nắng mặt trời chiếu không mạnh nên da họ có ít hắc tố hơn => da của họ sáng hơn.

* Người châu Phi và Châu Âu đều có chung một nguồn gốc (được tiến hóa qua hàng triệu năm từ một loài vượn cổ).

24 tháng 9 2021

chung nguồn gốc hết đấy bởi vì tất cả sinh vật trên trái đất từ xưa đến nay đều là tiến hóa từ khuẩn lam mà ra và bắt đầu tiến hóa dần để ra nhiều giống loài phức tạp như ngày nay nên có thể nói tất cả các con người và động vật đều chung nguồn gốc hết đấy anh ạ

chúc anh học tốt

24 tháng 9 2021

Con người có chung một nguồn gốc xuất phát từ loài vượn cổ. Tùy vào điều kiện tự nhiên và sự thích ứng với môi trường sống con người có sự thay đổi về màu da. Những vùng đất ở châu Phi có xích đạo đi qua nơi ảnh hưởng nhiều nhất của ánh mặt trời, nhiệt độ nóng cao nên người châu Phi có da màu đen. Ở châu Á khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, sự ảnh hưởng của Mặt Trời không bằng châu Phi nên da có màu Vàng. Người châu Âu, nhận được lượng ánh nắng của Mặt Trời ít, quanh năm luôn có bang tuyết nên người châu Âu có da trắng.

#DTH.


 

                               Bloomberg: Người dân Italy tiêu thụ kem nhiều nhất châu ÂuItaly không chỉ nổi tiếng với món bánh pizza, spaghetti, mà còn được biết đến là đất nước sản xuất và tiêu thụ kem nhiều nhất châu Âu. Theo thống kê, năm 2016, các nhà sản xuất kem tại Italy đã cung cấp ra thị trường 595 triệu lít kem, tương đương với 1/5 lượng kem sản xuất trên toàn châu Âu.Thông tin từ...
Đọc tiếp

                               Bloomberg: Người dân Italy tiêu thụ kem nhiều nhất châu Âu

Italy không chỉ nổi tiếng với món bánh pizza, spaghetti, mà còn được biết đến là đất nước sản xuất và tiêu thụ kem nhiều nhất châu Âu. Theo thống kê, năm 2016, các nhà sản xuất kem tại Italy đã cung cấp ra thị trường 595 triệu lít kem, tương đương với 1/5 lượng kem sản xuất trên toàn châu Âu.Thông tin từ hãng Bloomberg công bố ngày 11/8 cho biết trên khắp lãnh thổ Italy có tổng cộng hơn 19.000 nhà sản xuất kem và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Theo Bloomberg, doanh thu trong lĩnh vực này tại Italy đạt khoảng 1,4 tỷ euro. Trong khi đó, theo báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat công bố hồi đầu tháng tám, tại châu Âu, Italy đã vượt Đức và Pháp, hai quốc gia đã cung cấp ra thị trường lần lượt 515 và 454 triệu lít kem trong năm 2016.Do đó, nếu như có một lĩnh vực mà ở đó Italy không biết đến khủng hoảng, thì đó chính là địa hạt của những nhà sản xuất kem. Lượng kem sản xuất tại Italy chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước, với mức tiêu thụ trung bình mỗi người dân hơn 100 viên kem một năm, khác với Đức và Pháp là những nhà xuất khẩu kem chủ yếu của châu Âu.

các bạn dịch bài này sang Tiếng Anh nhé. Không được dịch bằng goolgle dịch nha. Dịch những gì mình hiểu nha. Ai trả lời đúng đầu tiên tớ tích và kết bạn luôn nha

3
31 tháng 12 2017

Bloomberg: Italy consumes the most ice cream in Europe

Italy is not only famous for pizza, spaghetti, but also known as the country that produces and consumes the most ice cream in Europe. According to statiss, in 2016, ice cream manufacturers in Italy have supplied to the market 595 million liters of cream, equivalent to one fifth of cream production across Europe. Information from Bloomberg published on 11 / Italy has a total of more than 19,000 ice cream makers across Italy and the number is still growing. According to Bloomberg, sales in this sector in Italy reached about 1.4 billion euros. In Europe, Italy has overtaken Germany and France, the two countries have supplied 515 and 454 million liters of ice cream in the European market, according to a report by Eurostat. In the meantime, if there is an area in which Italy is not aware of the crisis, it is the region of ice cream manufacturers. Italian ice cream is mainly driven by domes demand, with an average consumption per capita of more than 100 ice creams per year, un Germany and France, which are the major ice cream exporters in Europe.

31 tháng 12 2017

bạn có dịch bằng google không?

14 tháng 11 2021

4.A

5.B

26 tháng 8 2016

1) Em cảm thấy rất vui khi được góp mặt, giao lưu và được học hỏi khi có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á.

3) Châu Âu là "lụa địa già" vì châu Âu là lục địa ra đời sớm nhất 

    Châu Mĩ là "lục địa trẻ" vì châu Mĩ là lục địa ra đời muộn nhất

* Ý kiến riêng của mình hihi

1 Lá một người Châu Á, em rất vui và xúc động khi có sự góp mặt của người Châu Âu tại các nước Châu Á. 

2 Nếu sống ở thế kỉ XV, em sẽ tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của Cô Lôm Bô vì đó một bước phát triển rất lớn.

Mk cx ko biết cho lắm nên ghi dc z thui ♥