K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2021

:)

5 tháng 2 2021

:3

24 tháng 1 2021

1.

Con trâu là đầu cơ nghiệp

Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp2.

Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.3.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng bay vừa thì râm.

Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.4.

Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.5.

Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối 

Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.6.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )7.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".8.

Gió thổi là đổi trời.

Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.9.

Giàu đâu những kẻ ngủ trưaSang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.10.

Kiến đen tha trứng lên caoThế nào cũng có mưa rào rất to

Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này

21 tháng 6 2019

Đáp án: A

8 tháng 1 2020

Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:

  • Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
  • Chỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
9 tháng 12 2021

Tham khảo

 Ở đâu anh mới tới đây
Cớ sao anh biết đồng này đồng kia?
– Quê anh vốn ở Trường Yên
Anh đang dạy học ở bên xã nhà
Phận anh chưa có đàn bà
Cho nên mới hỏi cửa nhà sâu nông.

Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa

Tham khảo
 

1.Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.

2.Ai ơi mồng 9 tháng 4

Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.

3.Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia thanh miếu bên này bộc am.

4.Cam xã Đoài, xoài Bình Định.

5. Bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ.

6. Mát bánh rán, trán bánh trưng, lưng tôm càng.

7.Làm ruộng ăn cơm nắm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

8.Vải Quang, húng láng, ngổ Đầm

Cá rô đầm Sẽn, sâm cầm Hồ Tây

9. Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt.

10. Khoai sợ chìm sậu, gừng sợ lộ thiên.

11.Bao giờ lấp ngã ba chanh

Để ta gánh đá xây thành Cổ Loa.

12. Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XƯơng.

13.Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong 3 ngón vui đà nên vui

14. Thứ nhất là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Gióng, thứ 3 hội Chèm.

15. Nhong nhong ngựa ông đã về

Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn.

4 tháng 3 2020

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

. 5. Tấc đất, tấc vàng.

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

8. Nhất thì, nhì thục.

21 tháng 7 2017

Đáp án

- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 

- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:

   + Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào, phân tích).

   + Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)

29 tháng 10 2017

Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

- Nhóm 1 bao gồm những câu tục ngữ số 1,2, 3, 4

- Nhóm 2 bao gồm những câu tục ngữ số 5, 6, 7, 8

Nội dung chính của từng nhóm câu tục ngữ là:

- Nhóm 1: Nhóm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên

- Nhóm 2: Nhóm những câu câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất

18 tháng 2 2021

2.“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

– Trời nhiều sao thì ít mây do đó sẽ nắng, ngược lại trời vắng sao sẽ nhiều mây thường sẽ mưa (Đây là kinh nghiệm nên không phải cứ trời ít sao là sẽ mưa).

– Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tế, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

– Câu tục ngữ giúp con người nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

3.“Ráng mỡ gà có nhà thì giữ”

– Trời xuất hiện ráng mây có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

– Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

– Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

 4.“Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

– Mùa lũ lụt ở miền Bắc thường vào trước sau  tháng bảy (âm lịch), nhân dân quan sát nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

– Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

– Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

9 tháng 1 2019

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 

    ●   Cơ sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.

Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.

    ●   Cơ sở thực tiễn: Đêm nhiều sao, trời không mây thì khả năng mưa ít xảy ra. Đêm ít sao do mây nhiều che khuất, mây nhiều tích mưa.

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

     ●   Cơ sở thực tiễn: Dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát và thấy ứng nghiệm.

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

     ●   Cơ sở thực tiễn: Loài kiến thường hay làm tổ ở dưới đất, chúng có cảm nhận rất tốt, dự cảm được sắp có lụt xảy ra chúng sẽ tìm cách bò lên chỗ cao.

Tấc đất tấc vàng.

    ●   Cơ sở thực tiễn: Đất đai được dùng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp… phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống con người. Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

    ●   Cơ sở thực tiễn: Câu tục ngữ này không hoàn toàn chính xác bởi lẽ hiệu quả kinh tế của từng nghề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giá cả, nhu cầu thị trường…và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng địa phương (ví dụ: vùng miền núi thuận lợi cho làm vườn nhất nhưng không thuận lợi cho nuôi cá).

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

    ●   Cơ sở thực tiễn:  Dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông, nhân dân đã quan sát đúc kết nên kinh nghiệm đó..

Nhất thì nhì thục

    ●   Cơ sở thực tiễn: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.