K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2021

Bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ đã cho ta thấy được tình yêu nước thầm kín của người dân lúc bấy giờ, qua hình ảnh con hổ trong vườn bách thú và hình ảnh con hổ khi xưa rất oai liệt qua khổ thơ thứ 3. Đầu tiên chúng ta sẽ đến với hai câu đầu"Nào đâu những đêm ... ánh trăng tan?" ,hình ảnh con hổ ở trong mội buổi tối đẹp,diễm lệ.  Ở 2 câu sau"Đau những ngày mưa...ta đổi mới?",hình ảnh con hổ oai minh như một vị chúa tể đang ngắm nhìn giang sơn của mình. Hai câu tiếp "Đâu những ngày...giấc ngủ ta tưng bừng?",hình ảnh con hổ vào buổi sáng khi con hổ vẫn còn ngủ. Với câu tiếp theo "Đâu những chiều ... mặt trời gay gắt,", sự chiến đấu của con hổ với các loài vật khác để chiếm lấy lãnh thổ của riêng mình. Cuối cùng là hai câu cuối "Để ta chiếm ... nay còn đâu?",với kết thúc là hai câu hỏi tu từ,phải chăng tác giả tiếc nuối về một thời oanh liệt, lừng lẫy của con hổ? Đoạn thơ thể hiện được hai hình ảnh đó là h/ả bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của con hổ với nước non hùng vĩ, h/ả chúa sơn lâm trong một tư thế của nhà vua của chốn núi rừng hùng vĩ, với tư thế lẫm liệt,uy nghi. Và kết đoạn là một sự đau đáu muốn tìm lại thời đó, một thời vàng son của chúa tể sơn lâm. 

12 tháng 8 2019

* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 câu, có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân)

* Yêu cầu về nội dung: đoạn thơ diễn tả Tình yêu quê hương của tác giả

- Ông sáng tác nhiều về quê hương, luôn nhớ, nặng lòng.

- Ông cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương bằng mọi giác quan:

+ Thị giác cảm nhận từng nét vẽ của quê hương.

+ Thính giác: nghe những âm thanh, nhịp thở của cuộc sống.

+ Vị giác: nghe chất muối lắng trong từng thớ vỏ của thân tàu, vị mặn chát của biển.

 Tăng cảm xúc, lắng đọng.

-Nhớ chi tiết, tỉ mỉ từng nét vẽ về quê hương.

- Giọng kể thân gần.

20 tháng 1 2022

ca này khó , gợi ý cho bạn : lấy cuốn tập ngữ văn ra coi gv ghi j về con hổ r thêm ý vào .

1 tháng 3 2021

 Tâm trạng của con hổ: Vô cùng phẫn uất và ngao ngán, chán chường. Nhưng không có cách nào thoát khỏi hoàn cảnh ấy nên hổ ta đành bất lực (nằm dài trông ngày tháng dần qua). Tâm trạng này cũng thật giống với tâm trạng của những người dân Việt Nam mất nước thời bấy giờ. Nhưng nhân dân ta, những người Việt Nam yêu nước thì thể hiện rõ thái độ dứt khoát không bắt tay với giặc, không chấp nhận thực tại tầm thường, bất hợp tác, không chịu làm nô lệ nhưng vẫn chịu thân phận, xếp ngang hàng với những kẻ đi làm tay sai cho giặc, cho bọn bợ đỡ chính quyền thực dân để cầu thân lập danh và được hưởng vinh hoa. Như thế, niềm uất hận của con hổ cũng chính là cảnh sống tối tăm, chịu thân phận nô lệ của những người dân Việt Nam thời đó.  

1 tháng 3 2021

khổ thơ đâu em?

18 tháng 2 2021

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Thật tuyệt vời! Không những vậy, tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy thì đó có thể là cảm xúc đã chín muồi của con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương dường như mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế.