Câu 1: Khởi ngữ là gì?
Câu 2: Gạch chân dưới các khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a) đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, dối người.
b) chuyện này, đồng chí phó giám đốc vừa cho biết
c) quyển sách này, tôi đã đọc rồi
d) Về học hành, bạn ấy rất giỏi
Câu 3: điền từ ngữ vào chỗ trống để tạo câu có khởi ngữ
a) .............. thì tôi có cần gì.
b) ............... Chị để trên bàn học, chỗ gần cái đèn bàn ấy.
c) ................ thì mẹ không đồng ý đâu
Câu 5: Tìm và gạch chân dưới các thành phần biệt lập sau. Cho biết đó là thành phần gì ?
a. Chao ôi, bầu trời xanh quá, màu áo thân yêu của ta đã xếp lại nơi nhà
b. Tôi không bằng lòng với ai cả. Hình như tôi cũng không bằng lòng cả tôi nữa
c. Ôi, cái phố thẳng tắp cây, những ngôi nhà. Chắc buồn lắm đấy, vì vắng bóng lũ trẻ đá cầu, đi câu con cá trắng.
d. Chúng tôi, hình như đã đi lâu như thế, cạnh nhau, đi trên con đường rơm nữa ướt, nữa khô
Câu 6: Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của bản thân trước đại dịch covid 19 hiện nay ở nước ta, trong đó có câu chứa thành phần biệt lập ( gạch chân và chỉ rõ đó là thành phần gì).
Câu 1
Khởi ngữ được định nghĩa là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn, với,…
Câu 2
Câu 2: Gạch chân dưới các khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a) đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình, dối người.
b) chuyện này, đồng chí phó giám đốc vừa cho biết
c) quyển sách này, tôi đã đọc rồi
d) Về học hành, bạn ấy rất giỏi
Câu 3: điền từ ngữ vào chỗ trống để tạo câu có khởi ngữ
a) Về gia sản thì tôi có cần gì.
b)Còn tiền học Chị để trên bàn học, chỗ gần cái đèn bàn ấy.
c) Với chuyện đi chơi thì mẹ không đồng ý đâu