K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"

Quá khứ vẫn chỉ là quá khứ. Bừng tỉnh khỏi những vinh quang chói lọi của ngày qua, trở về với thực tại tù túng, hổ ai oán thốt lên:Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất bóng phía tây để lại trần gian sắc đỏ gay gắt, rực rỡ. Nhưng với hổ, đó lại là máu của kẻ thù lênh láng nơi bìa rừng sau trận đấu tàn khốc. Quả thực, thời điểm mặt trời khuất rạng cũng là khi hổ bắt đầu ngày lao động của mình. Đêm tối lạ lẫm và đầy sợ hãi kia thuộc hoàn toàn về nó. Và dưới mắt hổ, mặt trời – ông hoàng bất tử của vũ trụ cũng chỉ là kẻ bại trận thê thảm với cái chết thảm khốc “lênh láng máu sau rừng”, “để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”.

28 tháng 1 2021

undefined

3 tháng 5 2023

Những câu thơ trên tạo ra hình ảnh đậm chất nhân văn, với sự tương phản giữa cảnh đẹp hoang sơ của rừng và cảnh đau thương của chiến tranh. Ngôn từ tuyệt vời được tác giả dùng để miêu tả những khó khăn, cảm xúc của nhân vật trước tình hình bi thương. Câu thơ cuối cùng "ta đợi chết mảnh mặt trời gây gắt" tạo nên sự tuyệt vọng, đau buồn cùng lúc đó, lại làm ta hiểu được giá trị quí giá của mỗi cuộc sống.

3 tháng 2 2022

Tham Khảo 

    Đoạn văn trên nói về sự tiếc thương một thời oanh liệt của chúa sơn lâm trong văn bản " Nhớ rừng " của Thế Lữ . Những kỉ niệm  khi còn tại vị trên ngai vàng phần nào thể hiện một nỗi niềm khát khao muốn quay về khu rừng . Điều đó cũng diễn tả được một sự oán hận của con Hổ với con người . Qua cây bút tinh hoa của tác giả , hình ảnh tiếc thương trở nên đẹp đẽ hơn . Bằng những từ gợi tả phong phú , đặc sắc và nghệ thuật tu từ tinh tế , nỗi niềm ấy đã được cụ thể , sinh động hoá . Còn những kí ức đẹp đẽ xưa kia đã khơi dậy chúa sơn lâm vùng lên và than khóc , ... Những điều trên làm cho sự tù đày  , nỗi oán hận , nỗi nhớ rừng , tiếc thương vị thế khi xưa được đọc giả bốn phương thấu hiểu và cảm nhận được qua từng câu thơ , qua đó chúng ta càng ngợi ca tài năng của Thế Lữ . 

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta...
Đọc tiếp

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:

.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn

chỉnh?

2. Nếu thay từ “chết” bằng từ “tắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay

gắt” thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao?

3. Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những câu nghi

vấn đó?

4. Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như

thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng

12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú

thích).

1
19 tháng 2 2020

1. Nội dung chính của đoạn thơ là: Nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

Câu văn: Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng đã thể hiện nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

2. Nếu thay từ "chết" bằng từ "tắt" trong câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì câu thơ sẽ thay đổi về nghĩa. Không nên thay đổi như vậy vì "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì có sự chế ngự thiên nhiên, tác động lên mặt trời, khẳng định sức mạnh làm chủ núi rừng còn "Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt" thiên về sự chủ động của mặt trời.

3. Những từ nghi vấn Nào đâu, Đâu, còn đâu có tác dụng: thể hiện sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại của chúa tể sơn lâm, cho thấy tâm trạng nhức nhối không giải thoát được.

4. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 12 câu, cách lập luận tổng phân hợp

- Nội dung: Chứng minh trong đoạn thơ có hình ảnh đặc sắc, có họa.

2 tháng 3 2021

a)  Biểu cảm (kết hợp miêu tả và tự sự)

b) "Ta"

c) 

- Đoạn thơ là lời tâm sự của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú và sự nhớ nhung da diết thời kì khi nó được sống và ngự trị rừng xanh. 

2 tháng 3 2021

a) Phương thức biểu đạt: biểu cảm

b) Xưng ngôi thứ nhất: ta

c) Nội dung: Những câu thơ trên là lời tâm sự của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú . Khi bị giam chân tại song sắt nhà tù , hổ cảm thấy mình bị mất tự do . Nó nhớ nhung da diết thời kì khi nó được sống và ngự trị rừng xanh. Đoạn thơ là những gợi nhớ của con hổ về bức tranh tứ bình chốn rừng ngàn .Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: giấc ngủ tưng bừng, những chiều lênh láng máu sau rừng . Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

28 tháng 2 2022

I/ Mở bài

– Đề tài yêu nước luôn là một đề tài lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam

– Đối với các nhà thơ Mới, họ thường gửi gắm nỗi niềm thầm kín trong thơ của mình và Thế Lữ cũng vậy, ông gửi gắm nỗi lòng yêu nước thông qua “Nhớ rừng”

II/ Thân bài

Đoạn thơ là nỗi nhớ về những ngày tháng con hổ còn ở chốn giang sơn hùng vĩ.

– “Nào đâu … ánh trăng tan”

⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn – “Đâu những ngày …ta đổi mới”

⇒ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.

– “Đâu những bình minh…tưng bừng

”⇒ cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.

– Cảnh tượng cuối cùng cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài

⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng.

III/ Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật chủ đạo làm nên thành công của tác phẩm

– Liên hệ bài học yêu nước trong thời kì hiện nay

28 tháng 2 2022

viết đoạn văn chứ có phải bài văn đâu mà mở bài với thân bài:)?

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

1
6 tháng 2 2018

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).