Những chi tiết cho thấy dế mèn rất ân hân.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách đặt tên có phần coi thường, trịch thượng vì cơ thể của Choắt yếu đuối bẩm sinh.
Hang ổ nông choẹt và bừa bộn (''Ăn xổi ở thì'')
Khi bạn đề nghị được giúp đỡ thì ''xì một hơi rõ dài'', ''bộ điệu khinh khỉnh''
Chi tiết sau đây cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra: cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Quang chạy theo chiếc xích lô chở ông cụ và mếu máo: Ông ơi… cụ ơi! Cháu xin lỗi cụ.
Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé – Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.
Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.
Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.
Cuộc sống ở xóm quanh bờ ruộng diễn ra thật vui vẻ: đêm đến, họ nhà Dế rủ nhau đàn hát, nhảy múa, ăn sương đọng, cỏ ướt. Nhưng những niềm vui chỉ có thể thoả mãn những tâm hồn ưa bình yên, giản dị, ít khát vọng. Còn Dế ta, vốn hiếu dộng, thích cuộc sống – phóng khoáng, mạnh mẽ, luôn luôn mới mẻ, vì thế chú thấy nhàm chán dần. Nỗi chán chường vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu đó chính là niềm thôi thúc Dê Mèn sau này tiến hành một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng đầy mạo hiểm. Những ngày sống quanh quẩn bên đầm nước toàn gặp những khuôn mặt quen thuộc, chưa thấy ai tài giỏi hơn mình, cũng làm cho Dế Mèn nảy sinh những tính cách khác thường.
Dế Mèn tự say sưa ngắm mình trong tư thế đi đứng oai vệ, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng, tự thoả mãn với tiếng phành phạch giòn giã của đôi cánh. Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách. Mèn cà khịa, bắt nạt, trêu chọc tất cả bà con trong xóm. Cái tính khí ngỗ ngược, trẻ con ấy khiến Dế Mèn từ một chú dế đáng yêu trở thành một kẻ đáng ghét làm sao! Chẳng ai nói ra, nhưng có lẽ cả cái xóm bờ đầm đều nghĩ thế. Đỉnh điểm của trò ngỗ ngược, nghịch ranh là chuyện đến trêù chị Cốc dẫn đến cái chết thê thảm của Dế Choắt.
Kể về sự việc này, ngòi bút của Tô Hoài thật tinh tế khi miêu tả diễn biến, thái độ và tâm lý nhân vật. Lúc đầu Dế Mèn huênh hoang trước Dế Choắt: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. Sau đó Dế Mèn chui tọt ngay vào hang yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. Tôi… lèn giường nằm khểnh, bắc chân chữ ngủ…. Nhưng khi Dế Choắt bị Cốc mổ thì núp tận đáy đất mà tôi cũng thiếp, nằm im thin thít, cho đến khi biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên. Đến đây, có lẽ người đọc đều chung một suy nghĩ: “đồ hèn nhát”. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật và để lại một ấn tượng về nhân vật của mình.
Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn thấy mình ích kỷ. Những lời trăng trối của Dế Choắt được coi là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.
Dể Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài là truyện “đồng thoại” chứ không phải truyện ngụ ngôn. Nhưng tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc, không kém gì truyện ngụ ngôn. Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thìa. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.
Trước hết dế Mèn là một chú dế trưởng khỏe mạnh, cường tráng “tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe” và để có được một thân hình và sức khỏe như vậy là nhờ chú “ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể”. Ở dế Mèn có một đức tính đáng được khen ngợi, đó chính là cuộc sống tự lập. Ngay khi được mẹ cho ra ở riêng thì dế Mèn vốn vẫn rất tự tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể tự mình sống tốt. Chú đã đào cái hang vốn rất nông của mình thành một ngôi nhà rộng rãi, có đầy đủ phòng trước, phòng sau, phòng trên, phòng dưới. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi, nhưng cũng đồng thời là nơi trú ẩn mỗi khi gặp nguy hiểm. Nhưng cuộc đời vốn rất phức tạp, không hề bằng phẳng như những gì dế mèn suy nghĩ, khi mới bước chân vào đường đời thì Dế Mèn đã có một bài học nhớ đời.
Vì sự tự tin thái quá lại huênh hoang về sức mạnh của bản thân mà dế Mèn tự cho mình cái quyền bắt nạt những người yếu ớt hơn mình, mà cụ thể trong văn bản này đó chính là dế Choắt. Dế Choắt là một chú dế nhỏ bé, yếu đuối không được mạnh khỏe cường tráng như Dế Mèn nên thường xuyên bị dế Mèn bắt nạt. Khi dế Choắt đưa ra đề nghị xây hai ngôi nhà thông với nhau, thì dế Mèn không những không đồng ý mà còn buông lời mỉa mai, miệt thị Dế Choắt. Ta có thể thấy ở đây dế Mèn đã quá kiêu căng, ỷ vào sức khỏe, vóc dáng cao lớn của mình mà coi thường người khác, gây cho người khác những tổn thương về tinh thần. Nhưng chuyện đâu có dừng lại ở đấy, dế Mèn còn luôn nghịch ngợm, chọc phá người khác và lần này, sự chọc phá của dế Mèn không đúng người, người gánh hậu quả thay cho dế Mèn không phải ai khác mà chính là chú dế Choắt đáng thương.Không chỉ bắt nạt dế Choắt là chú dế yếu ớt hơn mình mà dế Mèn còn đi trêu chị Cốc, người có sức mạnh hơn mình rất nhiều đây vừa là sự vô phép không biết trên dưới, mà còn là sự ngông cuồng vì đề cao mình mà coi thường sức mạnh của chị Cốc, chú trêu chị Cốc nhưng lại không dám đương đầu với cơn tức giận, phẫn nộ của chị Cốc mà nhát gan chui vào hang ẩn náu, và dế Choắt đã là người nhận hình phạt thay cho dế Mèn. Chỉ vì những trò đùa lố lăng và sự vô trách nhiệm của mình mà dế Choắt đã phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình. Và cũng qua sự việc này dế Mèn mới có thể nhìn lại và kiểm điểm bản thân, hành động của dế Mèn tuy đáng trách nhưng xét một cách công bằng thì ta có thể thấy chú không hề cố ý, đơn thuần chỉ nghĩ đây là một trò đùa vô hại, để khi hậu quả xảy đến thì hốt hoảng, ngỡ ngàng xem cả những sự ân hận muộn màng.
Gợi ý nha!
- Đôi với Choắt, Mèn có thái độ coi thường, tàn nhẫn: tôi bảo chỉ nói sướng miệng, hếch răng... khinh khỉnh, ... mắng, không chút bận tâm.
- Dế Mèn xưng hô vs Dế Choắt là chú mày
-Khi Dế Choắt nhờ đào hang hộ thì Dế Mèn hếch răng xì 1 hơi rõ dài rồi khinh khỉnh mắng
- Hèn nhát không chịu nhận vc trêu cj Cốc là do mk làm mà trốn tránh tội lỗi của mk
Dế Mèn kiêu căng ngạo mạng là thế như thế, gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt do chọc chị Cốc "gương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này". Nhưng khi chị Cốc hiểu lầm Choắt, chính Mèn lại sợ hãi, nằm im thin thít. Chứng tỏ rằng Mèn đã biết không nên "coi trời bằng vung" hay tự cho"có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi". Vậy Dế Mèn cũng đã biết sợ, và cả thương thay anh chàng Dế Choắt - người bạn hàng xóm tội nghiệp ! Chưa cần tới lúc Dế Choắt chết, Mèn cũng đã rút được bài học xương máu, "nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi".
Tham khảo:
- Vừa coi thường người khác, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng Dế Choắt.
- Nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị Cốc.
- Hê hả vì trò đùa tai quái của mình: chui tọt vào hang, nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị.
- Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm im thin thít
- Bàng hoàng, ngơ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
- Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Choắt.
- Ân hận, sám hối chân thành, đứng lặng hồi lâu trước mồ của Dế Choắt, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng
- Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh
+ Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ
+ Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên
+ Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi
- Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.
- Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu
- Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.
- Chỉ vì muốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi trở thành kẻ giết người.
- Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.
- Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời
- Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.