Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tk:
Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.
Bạn tham khảo nhé:
Một trong những điều cần thiết nhất mà con người phải làm, đó là nhận ra giá trị của mình trong cuộc đời. Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Điều đó làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của mỗi người giữa thế giới hơn 7 tỉ người này. Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác bởi đó là sự so sánh khập khiễng. Đồng thời, giá trị không chỉ tồn tại ở cá nhân mà nó còn hướng đến tập thể, là những gì mà con người cống hiến, mang lại cho xã hội. Điều gì mà con người đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên giá trị cho người đó. Ai sinh ra cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt, vì vậy không nên tự ti khi mình không giỏi bằng người khác ở mặt này hay mặt khác. Điều quan trọng là biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
mk viết bài này rồi nhưng lười đánh quá :p . Ủa mà câu này ở lớp 9 mà nhỉ ???
Bạn tham khảo nhé:
Đối với nhiều người, thất bại là một thứ vô cùng đáng sợ trong cuộc sống vì nó tiêu tốn thời gian, công sức, tiền bạc của con người. Tuy nhiên, thất bại chính là một phần khôn thể thiếu trong quá trình chinh phục thành công. Khi chúng ta bắt tay vào làm việc thì không thể nào tránh được sự thất bại và những sai lầm cho dù đã học hỏi nhiều thứ từ những người khác. Cách đối diện và vượt qua thất bại quyết định khả năng thành công của con người trong tương lai. Để vượt qua được thất bại, mỗi người cần phải vượt qua nỗi ám ảnh sợ thất bại. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Vậy nên, để thành công thì bắt buộc phải thất bại để cho dạn dày kinh nghiệm, để học được những bài học quý báu. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, đối diện và vượt qua thất bại chính là một phần của quá trình đi đến thành công. Để thành công, con người buộc phải thất bại và qua những lần thất bại sẽ học được những bài học quý báu. Hãy vui khi được thất bại và rồi lại nỗ lực bước tiếp hết sức mình.
Tham khảo :
Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữ ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Anh/ chị tham khảo:
Giới thiệu vấn đề Bàn luận vấn đề
_ Thực trạng: hiện nay việc truyền bá thông tin giả mạo diễn ra ngày càng phổ biến. Theo thống kê có đến 63% người đọc các bài trên facebook đều đang đọc thông tin giả mạo.
_ Nguyên nhân:
+ Người viết muốn kiếm tiền quảng cáo, vì lợi ích cá nhân.
+ Người đọc muốn đọc những tin ngắn, giật gân.
_ Tác hại:
+ Khiến cho người đọc hoang mang.
+ Gây nên bất ổn xã hội
+ Tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
_ Giải pháp:
+ Kiểm soát chặt chẽ các thông tin được đưa lên mạng xã hội, có hình thức phạt nghiêm minh với những kẻ lan truyền thông tin giả.
+ Bản thân mỗi người cần tạo ra “sức đề kháng” trước rừng thông tin hiện nay. Chủ động tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy; đọc và lọc thông tin, kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền đến người khác.
Tham khảo
Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.
Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.
Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.
Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.