K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

- Sai

- Đóng góp nổi trội của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Một vài tập thơ tiêu biểu như: Tiếng ca người Việt Bắc (1959); Đèo gió (1968); Suối và biển (1984)…

Review " Ngã vào tim nhau đau suốt một đời " của nhóm viết Những kẻ khờ mộng mơ.Ngã vào tim nhau, đau suốt một đời của Những kẻ khờ thơ mộng là tuyển tập tản văn, truyện ngắn hay nhất mà tôi từng được đọc. Quyển sách này gồm 249 trang trong đó có 23 tản văn và 7 mẩu chuyện ngắn.Đúng như tên cuốn sách này " Ngã vào tim nhau, đau suốt một đời " là tập hợp của những mảnh tình...
Đọc tiếp

Review " Ngã vào tim nhau đau suốt một đời " của nhóm viết Những kẻ khờ mộng mơ.

Ngã vào tim nhau, đau suốt một đời của Những kẻ khờ thơ mộng là tuyển tập tản văn, truyện ngắn hay nhất mà tôi từng được đọc. Quyển sách này gồm 249 trang trong đó có 23 tản văn và 7 mẩu chuyện ngắn.

Đúng như tên cuốn sách này " Ngã vào tim nhau, đau suốt một đời " là tập hợp của những mảnh tình đầy đau thương với muôn vàn cảm xúc khó tả, bồng bột có, thơ ngây có, hạnh phúc có và tất nhiên sẽ không thể thiếu cái vị đắng cay, đau đớn của một cuộc tình. Quyển sách này quả là có ích, bản thân tôi là một người chưa từng có một cuộc vắt vai nào hết. Nhưng đọc xong cuốn sách này, tôi lại tưởng chừng như bản thân vừa được vụt qua biết bao cảm xúc khi yêu và được yêu. Cách hành văn của tất cả những tác giả trong quyển sách này cũng vô cùng tốt, dù có chưa hẳn là hoàn mĩ nhưng nó chân thật, từng câu chữ sử dụng cũng chính xác, và đó chính là điểm mạnh để đọc giả cảm thấy thích thú và cảm nhận được bản thân như đang hoà hợp với câu chuyện.

Những tản văn hay truyện ngắn trong quyển sách này không phải đi theo một motif mới mẻ gì, nhưng lại đánh động được đến trái tim đọc giả. Vì đơn giản, một trong số những câu chuyện ấy các bạn đã từng nghĩ đến, từng trải qua rồi. Vì vậy, nó lại càng trở nên thân thuộc, cũng khiến người đọc thêm đau lòng. Ai cũng có thể nhìn thấy bản thân hiện hữu trong những câu chuyện ấy, dù mờ nhạt hay sâu sắc. Đó là cái hay của quyển sách này.

Không chỉ nội dung, tên truyện mà đến cả bìa sách cũng khiến người ta nhói đau ở lòng ngực. Bìa sách là một thiếu nữ có mái tóc xoăn dài, để ý kĩ một chút, bạn có thể thấy cô ấy đang khóc. Đúng như tên của nhóm viết ra cuốn sách này, những con người trẻ, dại khờ, chênh vênh.

Từ bìa, tên, đến nội dung của sách đều thấu lòng người. Đến cả lời tựa của sách cũng vô cùng chân thật, như một lời tâm sự, giới thiệu của nhóm viết Những kẻ khờ mộng mơ.

" Mỗi câu chuyện trong cuốn sách này là một mảnh nhỏ tình yêu, nỗi cô đơn, thất vọng, đau thương của người trẻ hoang mang, lạc lối. Chúng tôi chẳng có ước mơ hay thông điệp gì to tát, chỉ đơn giản là muốn kiếm tìm những tâm hồn đồng điệu để sẻ chia, để được kể và được lắng nghe. Điều duy nhất chúng tôi hy vọng mang đến cho các bạn - những người đọc - chỉ có hai từ đồng cảm. "

Tin tôi đi, bạn sẽ không cảm thấy phí tiền của khi mua quyển sách này, nó không bổ ích được như những quyển sách khoa học hay xã hội khác, nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy được sẻ chia với một mảnh tình không trọn vẹn nào đấy của bạn thân. Nó khiến bạn như hoà mình vào các cung bậc cảm xúc khác nhau.

Cảm ơn những tác giả đã góp công tạo nên quyển sách này. Cũng chúc họ thành công trên con đường phía trước. Tôi muốn cho họ biết rằng những người viết lên quyển sách này thật tuyệt vời.

Một số trích dẫn:

" Sau 25, em là cô gái cầm lên được thì cũng sẽ buông xuống được. "

" Trước khi yêu nhau, mỗi người chúng ta đều đã yêu một tình yêu khác, rất thật. Và thật tình cờ, đó lại là CÔ ĐƠN. "

" Cảm ơn anh, thanh xuân của em tươi đẹp là vì đã từng có anh ở đó! "

" Tôi vẫn luôn chờ đợi một ngày có thể nói tiếng yêu... không còn vụng trộm trong tâm tưởng. "

" Có đôi khi, phải trải qua rất nhiều thời gian, rất nhiều đau thương và vết xước mới nhận ra rằng người sẽ cùng mình đi trọn cuộc đời lại chẳng phải người mình đã từng yêu tới mức tưởng như trời long đất lở. "

0
14 tháng 11 2019

1. Giải thích: Ý kiến khẳng định giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm ấy.

2. Phân tích

a. Số phận bất hạnh

- Gia cảnh

+ Góa vợ, sống một mình

+ Nghèo, vì nghèo mà không lấy được vợ cho con -> dằn vặt

+ Người con trai duy nhất bỏ đi phu, bặt vô âm tín.

ð  Cô đơn khi về già.

- Khó khăn:

+ Già rồi nhưng vẫn đi làm thuê

+ Hai trận ốm lấy hết  số tiền lão có

+ Trận bão cướp hết hoa màu

+ Lão phải “cạnh tranh” với những người phụ nữ khác.

b. Tình cảnh trớ trêu

- “Cậu Vàng” là người thân duy nhất, là kỉ vật duy nhất của người con trai

+ Lão Hạc chăm sóc và yêu thương nó như một con người.

+ Cách gọi tên “cậu” giống đứa con cầu tự.

+ Cách cho ăn giống như nhà giàu

+ Cách chăm sóc: trò chuyện, cưng nựng.

ð  Yêu cậu Vàng hơn cả bản thân.

- Lão bị rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng.

- Thực tế khốn khó buộc lão phải bán cậu Vàng.

- Tâm trạng của lão sau khi bán cậu Vàng:

+ Cố làm ra vui vẻ

+ Cười như mếu, mắt

+ Mặt co rúm lại, lão khóc

+ Day dứt vì mình đã lừa cậu Vàng.

+ Sau khi bán cậu Vàng, cuộc sống của lão ngày càng nghèo khó

ð  Tự trừng phạt bản thân.

c. Cái chết của lão Hạc

- Lão hoàn toàn trắng tay.

- Trừng phạt bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

- Bảo toàn số tiền tiết kiệm và mảnh vườn.

- Ước muốn được “hóa kiếp” sang cuộc sống tốt hơn.

- Cách lão tự tử: dùng bả chó.

-> lão đau đớn, vật vã.

=> Đòn nghiêm khắc lão dành để hành hạ bản thân.

d. Phẩm chất của lão Hạc

- Người cha hết mực thương con và trách nhiệm.

+ Luôn cảm thấy xót xa vì đã không làm tròn vai trò.

+ Gửi gắm lòng thương con vào việc chăm sóc cậu Vàng.

+ Lão không ngừng lao đông và quyết tâm giữ mảnh vườn.

- Lòng tự trọng rất sâu sắc

+ Lão luôn sống bằng sức lao động của chính mình.

+ Lão không chấp nhận tha thứ cho bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

+ Không chấp nhận sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Để lại tiền ma chay.

=> Giá trị nhân đạo của tác phẩm

20 tháng 11 2019

Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi do một nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê khi quân Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước.

Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan triều nhà Nguyễn.

Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có 7 hồi là do Ngô Thì Du viết, 3 hồi cuối là sự chắp vá, ghép nối những sự việc từ thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết.

26 tháng 7 2018

Đáp án: A

Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết....
Đọc tiếp

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn."

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghích cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan điểm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

(Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33)

Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."?

1
11 tháng 4 2017

Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai:

- Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại.

- Tiếng nói nằm trong kí ức: Tiếng nói đã được bao thế hệ trong quá khứ sử dụng.

- Nối dài trong hiện tại: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông.

- Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau.