1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương? 5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của...
Đọc tiếp
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?
2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?
3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?
4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương?
5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?
7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?
9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?
10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?
11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?
12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
============= Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.
Câu 1:
- Vận tốc máu giảm dần: Động mạch -> tĩnh mạch -> mao mạch.
Nguyên nhân:
+ Trong hệ mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tổng tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
+ Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.
Huyết áp giảm dần từ: Động mạch -> mao mạch -> tĩnh mạch
Nguyên nhân:
+ Máu được chuyển từ tim vào động mạch dưới áp lực lớn nhờ vào sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu tác động đến động mạch chủ là lớn nhất bởi tất cả lượng máu từ tim được dồn vào một động mạch chủ.
+ Từ động mạch chủ, máu sẽ được phân chia cho các động mạch lớn, từ động mạch lớn lại được phân ra các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến với tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Điều này làm áp lực khi máu vào động mạch chủ thì áp lực là lớn nhất nhưng sau đó máu được phân vào các mạch nhỏ thì áp lực lên thành mạch sẽ được giảm dần -> huyết áp giảm dần trong hệ mạch
Câu 2:
Đặc điểm bề mặt trao đổi khí và ý nghĩa:
1. Diện tích bề mặt rộng
2. Bề mặt ẩm ướt: Bề mặt ẩm ướt rất cần thiết đối với việc hoà tan các chất khí, cho phép chúng đi qua một cách dễ dàng.
3. Có sự lưu thông khí: tạo ra một sự chênh lệch cực đại về nồng độ hay khuynh độ khuếch tán ở hai phía của bề mặt trao đổi khí
4. Có nhiều mao mạch máu: Ở nhiều loài động vật máu chảy qua các mao mạch mang đioxit cacbon tới các cơ quan trao đổi khí và nhanh chóng vận chuyển oxy hoà tan đi khắp cơ thể.
5. Các sắc tố hô hấp: Các sắc tố hô hấp kết hợp một cách thuận nghịch với oxy.
Nhờ sự kết hợp này mà oxy tự do còn rất ít ở trong huyết tương, do đó sự chênh lệch về nồng độ oxy trở nên lớn hơn rất thuận lợi cho việc khuếch tán oxy vào trong máu. Sắc tố phổ biến nhất là hemoglobin, thấy ở đa số các loài động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống. Các sắc tố tương tự chứa sắt là hemerytrin và clororuorin thấy ở một vài loài giun đốt, trong khi đó hemocyanin chứa đồng thấy ở một vài loài thân mềm và một số loài chân khớp.