Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Giáp các vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn gien thủy sản tự nhiên phong phú, đa dậng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào của trồng trọt, chăn' nuôi
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
chúc bạn thi tốt
vì ở đây có lượng nước dồi dào , phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa nước và nghề đánh bắt thủy sản
Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây trở nên sôi động, vì:
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản:
+ Có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú.
+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).
+ Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và các dịch vụ thuỷ sản.
- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
HƯỚNG DẪN
a) Điều kiện tự nhiên
− Có đường bờ biển dài, tất cả các tỉnh đều giáp biển.
− Có nhiều vị trí thuận lợi xây dựng cảng cá…
− Có nhiều ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
− Vùng biển ấm quanh năm.
b) Điều kiện kinh tế − xã hội
− Lực lượng lao động đông, có nhiều kinh nghiệm.
− Cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành thủy sản được chú trọng đầu tư (đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ thủy sản…).
− Công nghiệp chế biến phát triển.
− Thị trường tiêu thụ rộng lớn, trong đó mở rộng thị trường nước ngoài (ví dụ Nhật Bản đầu tư để đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu sang Nhật Bản trong những năm 2016 trở lại đây…).
− Chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước (ví dụ: Chính sách đầu tư phát triển đánh bắt xa bờ…).
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
-Vì sao nghề nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu được khuyến khích đầu tư và phát triển ở nước ta ?
=> Vì động vật thủy sản xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước và góp phần cải thiện đời sống cho người lao động. Nhiều nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành tỉ phú nhờ nuôi tôm cá xuất khẩu-Đọc số liệu xuất khẩu thủy sản theo nhóm mặt hàng trong 11 tháng của năm 2014, em có những nhận xét gì?
=> * Nhận xét:
+ Tạo được nhiều việc làm cho người lao động ở các lĩnh vực liên quan như chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thương mại,...(VD: Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nghề nuôi cá ba sa đã cung cấp hàng nghìn tấn nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi)
+ Tận dụng được các mặt nước sẵn có và nguồn thức ăn thiên nhiên
+....
-Kể tên những địa phương ở nước ta đã và đang phát triển nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu ?
=> Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, ....Chúc bạn học tốt
a) Việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
* Nghề cá :
- Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng.
- Chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
* Du lịch biển :
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né ( Bình Thuận)
- Hình thành các trung tâm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách
b) Đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng Duyên hải Nam trung Bộ
- Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ
- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo của nước ta
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế đã giúp thị trường thế giới của Đông Nam Á ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang các nước. Đặc biệt nuôi trồng thủy sản với ưu điểm là mẫu mã đẹp, đồng đều và đáp ứng sản phẩm ổn định quanh năm nên nhu cầu về các mặt hàng này ngày càng lớn
=> thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay ở các nước Đông Nam Á
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế đã giúp thị trường thế giới của Đông Nam Á ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang các nước. Đặc biệt nuôi trồng thủy sản với ưu điểm là mẫu mã đẹp, đồng đều và đáp ứng sản phẩm ổn định quanh năm nên nhu cầu về các mặt hàng này ngày càng lớn
=> Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay ở các nước Đông Nam Á
(Ví dụ địa phương em là vùng đồng bằng sông Cửu Long)
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.