K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời :

Bn tham khảo link này nhe : Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài và ý nghĩa thích nghi của cá chép - Nguyễn Vân

#Hoctot

.

4 tháng 1 2021

máy mình ko vào đc link này

bạn copy gửi cho mình

4 tháng 1 2021

Vì đang vội nên mình ghi nhanh ở đây: Bạn tham khảo bagnr 1 bài 31 trong sách á.

Sorry!

21 tháng 12 2016
  • Đặc điểm chung của ngành chân khớp là:

+Cơ thể phân đốt

+Có phần phụ phân đốt, các khớp đọng với nhau làm phần phụ rất linh hoạt

+Có kitin cứng bao bọc ở ngoài đảm nhận chức năng nâng đỡ che chở và làm chỗ bám cho cơ

+Có hệ thần kinh và giác quan phát triển

+Vòng đời có trải qua biến thái

    21 tháng 12 2016

    Vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin.Nhờ ngấm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương(còn gọi là bộ xương ngoài).Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

    Đặc điểm chung của ngành chân khớp:

    -Có bộ xương ngoài bằng kitin năng đỡ, che chở.

    -Phần phụ phân đốt, cá đốt khớp động với nhau có vỏ cứng bao bọc.

    -Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.

    24 tháng 10 2018

    3.

    - Cơ thể hình trụ, gồm nhiều đốt,da có chất nhờn để chui luồn và giúp giảm ma sát khi di chuyển 
    - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt dùng để tỳ vào đất khi bò 
    - Khi tìm kiếm thức ăn nếu gặp môi trường khô và cứng giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

    15 tháng 5 2017

    - Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực và bụng.
    - Phần đầu có một đôi râu, phần ngực cò ba đôi chân và hai đôi cánh.
    - Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.
    - Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau.

      1.Nêu đặc điểm về đời sống và sinh sản của cá chép.                                            2. Nêu  đặc điểm chung và vai trò của cá.                                                                3. Nêu  đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước ở vừa cạn                                                                                                           4. Nêu  đặc điểm chung của lớp...
    Đọc tiếp

      1.Nêu đặc điểm về đời sống và sinh sản của cá chép.                                            2. Nêu  đặc điểm chung và vai trò của cá.                                                                3. Nêu  đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước ở vừa cạn                                                                                                           4. Nêu  đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.                                                     5 Nêu  đặc điểm về đời sống và sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài.

    4
    15 tháng 3 2022

    Tham khảo:

    1)

    Đời sống:

    Cá chép sống trong môi trường nước ngọt (hồ, ao, ruộng, sông, suối...)

    Cá chép ăn tạp : ăn giun, ốc, ấu trùng côn trùng và thực vật thuỷ sinh.

    Nhiệt độ cơ thể cá chép không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Cá chép là động vật biến nhiệt.

    Sinh sản:

    -Để trứng nhiều, số lượng lớn 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh

    -Thụ tinh ngoài: cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng.

    -Trứng thụ tinh phát triển thành phôi

    2)

    Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:

    + Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.

    + Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

    + Thụ tinh ngoài.

    + Là động vật biến nhiệt.

    3)

    Thích nghi ở nước:
    - Đầu gắn liền với thân thành một khối  lao nhanh trong nước, da tiết chất nhờn  giảm ma sát của nước
    - Chi sau có màng bơi nối với các ngón  dễ bơi
    - Mắt mũi ở vị trí cao  dể thở trong nước
    - Đầu bẹp, nhọn, thân ngắn  dễ bơi
     Thích nghi ở cạn:
    - Thân ngắn không đuôi  dễ nhảy
    - Tứ chi có đốt khớp  dễ nhảy
    - Mắt có hai mí  ngăn bụi và giữ mắt không bị khô

    15 tháng 3 2022

    4)

    Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư là:

    - Môi trường sống: Nước và cạn

    - Da: Trần, ẩm ướt

    - Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều

    - Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)

    - Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

    - Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài

    - Sự phát triển cơ thể: Biến thái

    - Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt
    5)

    -Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất.

    -Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ và chúng thở bằng phổi

    -Trú đông trong các hang đất khô. Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt.

    -Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối.

    -Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng cùa thằn lằn cái

    -. Thằn lằn cái đẻ từ 5 - 10 trứng vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.
     

    7 tháng 12 2021

    1. 

    Hình dạng, cấu tạo

    Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân).

    Những vai trò của ngành thân mềm

    - Làm thức ăn cho người như: mực, ngao, sò, ốc, hến… - Làm thức ăn cho động vật khác như: ốc, ấu trùng của thân mềm. - Làm sạch môi trường như: trai, vẹm, hàu. ... - Có giá trị về mặt địa chất như: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.

    7 tháng 12 2021
    Những vai trò của ngành thân mềm

    - Làm thức ăn cho người như: mực, ngao, sò, ốc, hến…

    - Làm thức ăn cho động vật khác như: ốc, ấu trùng của thân mềm.

    - Làm sạch môi trường như: trai, vẹm, hàu. ...

    - Có giá trị về mặt địa chất như: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.

    9 tháng 12 2021

    tham khảo

    *mực :

    - Có vỏ đá vôi tiêu giảm hoặc chỉ giữ lại dưới dạng tấm để nâng đỡ cơ thể.

    - Cơ thể mực chỉ gồm: thân và đầu. Đầu có miệng, quanh miệng có 10 tua miệng. Trên tua có các giác bám phát triển. Ở 2 bên đầu có đôi mắt to.

    - Lớp áo tạo ra ở mặt bụng một khoang áo rộng có thành cơ phát triển và thông với ngoài qua phễu khoang áo. Đây là cơ quan di chuyển tích cực của mực. Mỗi khi khoang áo phồng ra, nước được hút vào, rồi khi co bóp lại, nước phụt ra qua phễu bụng, làm cơ thể chúng chuyển động ngược lại theo kiểu phản lực.

     

    *Trai sông

    - Vỏ trai gồm 2 mảnh được gắn với nhau nhờ dây chằng ở bản lề phía trong.

    - 2 cơ khép vỏ bám chắc vào mặt trong của vỏ, giúp điều chỉnh hoạt động đóng, mở vỏ.

    - Cấu tạo vỏ gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ óng ánh phía trong.

    9 tháng 12 2021

    Tham khảo

    Nêu cấu tạo trong và ngoài của trai sông - hà trang

    12 tháng 4 2016

    - Thụ tinh trong à Hiệu quả thụ tinh cao

    Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

    - Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời

    - Đẻ ít trứng (trứng)

    - Trứng có nhiều noãn hoàng và có vỏ đá vôi bao bọc

    - Trứng được cả chim trống và mái ấp

    - Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay là

    - Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.

    - Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

    - Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

    - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

    - Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

    - Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.

    - Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống là

    - Bộ lông mao dày, xốp-->giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.

    - Chi trước ngắn-->đào hang, di chuyển.

    - Chi sau dài khỏe-->bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

    - Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy-->thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.

    - Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía-->định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.

    - Mắt có mí, cử động được-->giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của dơi thích nghi với đời sống là

    Chi trước biến đổi thành cánh da, mềm rộng nối với chi sau và đuôi. Chi sau nhỏ, yếu-->bám vào cành cây. Lông mao thưa, mềm mại, đuôi ngắn. Cơ thể ngắn, thon nhỏ, hẹp. Răng nhọn, sắc phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ.

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá voi thích nghi với đời sống là

    Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn. Có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ ngắn. Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo. Chi sau tiêu giảm. Sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa.