Để đánh giá kinh tế xã hội của từng nước, từng lục địa người ta dựa vào những chỉ tiêu gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để phân loại các quốc gia trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng khu vực thì người ta dựa vào các tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em và chỉ số phát triển con người (HDI). Chọn: D.
- Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Thuận lợi: Do có cơ cấu dân số trẻ, nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, trợ lực cho phát triển kinh tế ...
+ Khó khăn: gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm, tài nguyên, môi trường, giáo dục, ý tế ...
- Biện pháp:
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các ngành, các vùng.
+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ Tăng cường đầu tư giáo dục – đào tạo cho lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm.
a) Thuận lợi và khó khăn gcủa cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta:
+ Thuận lợi:
- Nguồn lao động đông.
- Nguồn bổ sung lao động lớn.
-> Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài
+ Khó khăn:
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).
- Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…
b) Biện pháp khắc phục những khó khăn:
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.
- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy maanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào.
- Nhiều lao động trẻ.
- Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.
* Khó khăn:
- Vấn đề giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao cuộc sống.
- Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Khả năng tiếp thu KH-KT còn chưa cao.
* Giải pháp khắc phục:
- Đa dạng hoá các ngành nghề.
- Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.
- Phân bố lại nguồn lao động giữa các vùng nông thôn và thành thị
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Tham Khảo
Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã gây ra nhiều tác hại đối với kinh tế xã hội nước ta, bao gồm:
Kinh tế: Pháp đã khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam một cách tàn bạo và không bảo vệ môi trường, gây ra sự suy thoái và hao mòn tài nguyên. Ngoài ra, chính sách này còn gây ra sự chệch lệch trong phân phối tài nguyên và tài sản, làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên yếu kém và phụ thuộc vào nước ngoài.
Xã hội: Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã gây ra sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam. Các tầng lớp nhân dân nghèo khó bị bóc lột và áp bức, trong khi các quan lại và tư sản được ưu đãi và được hưởng nhiều quyền lợi. Điều này đã gây ra sự bất mãn và phản đối từ phía nhân dân Việt Nam.
Văn hoá: Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã gây ra sự tàn phá và mất mát văn hoá của Việt Nam. Nhiều di sản văn hoá, kiến trúc và lịch sử của Việt Nam đã bị phá hủy hoặc đưa đi nước ngoài.
Tóm lại, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã gây ra nhiều tác hại đối với kinh tế xã hội Việt Nam, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ sau này.
a) Các tỉnh và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Vị trí địa lí:
+ Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía tây giáp Lào.
+ Phía đông giáp Biển Đông.
b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
- Thuận lợi:
+ Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng với Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam nên vùng Bắc Trung Bộ dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.
+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
+ Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở rộng giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào.
+ Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác khoáng sản biển.
- Khó khăn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (bão, lũ lụt, cát bay,...).
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.
- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...
- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.
- Vùng biển ấm quanh năm.
b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.
- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.
Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em ... hoặc chỉ số phát triển con người để phân loại các quốc gia
Người ta thường dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong ở trẻ em ... hoặc chỉ số phát triển con người để phân loại các quốc gia