lập dàn ý kể về thầy cô giáo trong 1 tiết học mà em thích nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn. Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
cô giáo là giáo viên dạy chúng em.Em rất yêu quý co giáo
------hết------
Tham khảo:
1. Mở bài:
Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.2. Thân bài:
- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...
- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?Đó là người thầy(cô) như thế nào?Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.- Diễn biến của câu chuyện:
Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.Trả lời :
Dàn ý Kể về một thầy giáo, cô giáo mà em yêu quý
Mở bài:
- Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.
Thân bài:
- Kể về̀ hình dáng: Tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,….
-Tính tình của thầy (cô).
- Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…
- Điều em quí mến.
Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).
Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.
Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt coi sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.
Cô ăn mặc không quá cầu kì, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.
Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.
Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.
k mk nhé
Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Tham khảo dàn ý này nhé !
Đề 3:
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
Mở bài
Giới thiệu qua về / cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô / thầy giáo.
Thân bài
: - Miêu tả đôi nét về thầy / cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy / cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy / cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy / cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy / cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy / cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy / cô.
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện :
- Hai vợ chổng già không có con.
- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.
1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Đề 1 , Kể về 1 việc tốt mà em đã làm
Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Đề 1: Dàn ý
MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).
TB:
- Đó là việc gì?
- Thời gian, địa điểm?
- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?
- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?
- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?
- Những điều em suy nghĩ.
KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.
Bài làm
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy,
anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết
thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em
xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạnh máu trong cơ thể.
Bạn tham khảo tạm nhé !
tham khảo nhé
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý (ví dụ: cô giáo tên gì, cô bao nhiêu tuổi, cô dạy môn gì?)
2. Thân bài
* Tả khái quát về ngoại hình của thầy giáo hoặc cô giáo
- Ngoại hình có nét gì nổi bật
- Dáng người, dáng đi
* Tả chi tiết các đặc điểm nổi bật của thầy (cô) giáo
- Trang phục thường ngày mà thầy (cô) mặc đi dạy
- Tả các đặc điểm về mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da, sống mũi
* Tả tính cách nổi bật của thầy (cô) giáo
- Dịu dàng, ân cần
- Quan tâm, chăm sóc học sinh
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo mà em yêu quý
Tham khảo
1. Mở bài: giới thiệu cô giáo mà em mến
Ví dụ: Mỗi chúng ta ai cũng có một quãng đời đi học biết bao kỉ niệm. Những kỉ niệm vui buồn luôn gắn bó với chúng ta. Trong đó, chúng ta có những kỉ niệm thân thiết và yêu thương về thầy cô. Một trong những người cô mà tôi yêu mến nhất là cô Lan, cô là cô chủ nhiệm lớp 5 của tôi.
2. Thân bài: Tả về cô giáo em yêu mến
a. Tả bao quát về cô giáo mà em mến
Cô giáo em mến năm nay 30 tuổiNhà cô gần nhà emCô có chồng và 1 người conb. Tả chi tiết về cô giáo mà em yêu mến
- Tả về ngoại hình của cô giáo mà em yêu mến
Cô giáo có thân hình rất cân đốiCô thường mặc áo dài, nhìn cô rất thướt thaCô có gương mặt xinh đẹp và phúc hậuMái tóc của cô dài và óng mượtCô có đôi mắt long lanhĐôi môi của cô chúm chímCô có cái mũi xinh xinH- Tả về tính tình của cô
Cô rất thân thiệnCô hiền hòaCô rất yêu thương học sinhCô quý mến tất cả mọi người- Tả về hành động của cô giáo mà em quý mến
Cô luôn giúp đỡ mọi ngườiCô quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tíCô hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sốngĐôi khi cô trách mắng tụi em nhưng do cô thương chúng em3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô giáo mà em quý mến
Ví dụ: Em rất yêu và quý mến cô. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô.
Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.Mở bài:
- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.
- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.
Thân bài:
- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.
- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.
- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?
- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.