Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào. B. có chất tế bào. C. có nhân và các bào quan có màng. D. có màng sinh chất.
Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào. B. hàng nghìn tế bào. C. một tế bào. D. một số tế bào.
Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là
A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể. D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.
Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật.
Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới. B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài. D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.
Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.
Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.
STT Phép đo Tên dụng cụ đo
1 Đo thân nhiệt (nhiệt cơ thể)
2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày
3 Đo khối lượng cơ thể
4 Đo diện tích lớp học
5 Đo thời gian đun sôi một lít nước
6 Đo chiều dài của quyển sách
Bài 2: (2,5 điểm)
a, Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?
b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?
c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?
Bài 3: (2 điểm) Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.
a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.
b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?
Câu 1:
a) - Cầu sinh chất là protein dạng ống , nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
-Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Thậm chí một số virus có thể kích hoạt tế bào tiết ra các protein làm mở rộng cầu sinh chất. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.
b) -Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó.
-Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày.
Bạn tham khảo !