trình bày tình hình phát triển công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ sơ đồ
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố
- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).
- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta giai đoạn 2000-2007 (giá so sánh 1994, đơn vị : nghìn tỉ đồng)
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Giá trị sản xuất công nghiệp | 49,4 | 97,7 | 135,2 |
Nhận xét :
- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần
- Ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp ( chiếm 23,7% năm 2007)
b) Sự phân bố các trung tâm công nghiệp chế biến
Các trung tâm công nghiệp chế biên phân bố rộng khắp cả nước nhưng không đều giữa các vùng, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Miền Trung
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
Đáp án A
Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm phát triển phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
=> Đồng bằng sông Hồng có nguồn nguyên liệu phong phú (đây là vựa lúa lớn thứ 2 cả nước, gần vùng nguyên liệu dồi dào là Trung du miền núi Bắc Bộ), đây cũng là khu vực tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước -> đem lại thị trường tiêu thụ rộng lớn. Do vậy công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển mạnh ở khu vực này.
Tình hình phát triển:
- Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.
- Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.
- Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.
Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
- Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.
- Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.
Tình hình phát triển:
- Cơ cấu ngành đa dạng: gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.
- Giá trị sản xuất từ năm 2000 đến 2007 tăng
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp.
- Ngày càng hình thành nhiều trung tâm công nghiệp.
Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
- Phân bố rộng rãi khắp các vùng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là ở các thành phố, thị xã và đồng bằng lớn.
- Phân bố gắn với vùng nguyên liệu (nông nghiệp, thủy sản) và thị trường tiêu thụ.