giới thiệu về tà áo dài Việt Nam? Các bạn giúp mình với. Mình cảm ơn các bạn nhiều
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nếu người Nhật đĩnh đạc và oai vệ với Kimono, người Hàn Quốc điệu đà và lộng lẫy với bộ Hanbok, Người Ấn Độ huyền bí với Sari thì người Việt Nam tinh tế và lịch thiệp trong tà áo dài truyền thống. Áo dài Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn từ chiếc áo sườn xám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát có quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được xẻ tà.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kỳ và giai đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.
Khi mặc những chiếc áo dài, các cô gái thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng, lịch thiệp và kín đáo. Viên cố đạo người Italia tên là Bôri sống ở Việt Nam từ năm 1616 đến năm 1621 đã viết một tập kí sự, trong đó ông ghi những nhận xét về phụ nữ Việt Nam như sau: “Quần áo của họ có lẽ kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”.
Trải qua năm tháng, chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Đầu thế kỉ XX, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần hai ống dài thay thế dần chiếc váy. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Nhưng ngày nay còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.
Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà trước và sau được nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước – sau cũng trễ dưới eo. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ ôm khít, tà sẻ cao hơn trước. Áo dài khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra tôn vinh lên rất nhiều.
Tay áo được tính từ vai. Tay áo không có cầu vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Cho đên nay, cấu trúc chiếc áo dài truyền thông tương đôi đã ổn định.
Khi Việt Nam tham gia khối APEC năm 2006, đại biểu của các nước đã mặc chiếc áo dài truyền thống của nước chủ nhà Việt Nam chụp một bức hình kỉ niệm. Ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng năng động, cá tính, nhiều nhà thiết kế thời trang đã thiết kế chiếc áo dài tân thời theo lối phá cách, những chiếc áo dài ngắn tay thậm chí không có tay áo đi chung với những chiếc quần jean cá tính,… làm cho chiếc áo dài thêm năng động, trẻ trung nhưng không mất đi vẻ kín đáo, tế nhị.
Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu đen, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
zậy thì xin làm wen nhá
mk rất thk ns chuyện vs ng` nước ngoài
yeah^^ i think you can make friend with me
i very like america^^ it's a country which i like best^^
hihi, mình cũng biết nói bằng english khá thành thạo rồi, bạn dạy thêm cho mình nha^^ hi vọng tụi mình sẽ là bạn tốt của nhau
Đề 1 :
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố – nhà văn hiện thực xuất sắc.
Chiếc áo dài là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hoá dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam chúng ta.
Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.
Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.
Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.
Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.
Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.
Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể y phục của mỗi con người Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng, hiện đại, nhưng chiếc áo dài tân thời sẽ mãi mãi gắn bó với tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, làm tôn vẻ đẹp kiêu sa. duyên dáng của các thiếu nữ, thanh nữ trong lễ hội.
#Nguồn: loigiaihay.com/gioi-thieu-ve-chiec-ao-dai-viet-nam-c35a21672.html
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng cơ bản cho đất nước mình, để nhìn vào những hình ảnh đó thì bạn bè quốc tế có thể liên tưởng, hình dung ngay đến một đất nước, một dân tộc nhất định. Những vật biểu trưng đó có thể là trong ẩm thực, âm nhạc, di tích thắng cảnh, hoa và một trong những điển hình khác là trang phục. Nếu Nhật Bản có quốc phục là bộ Kimono, Trung Quốc là sườn xám, Hàn Quốc là han búc thì quốc phục đặc trưng của Việt Nam đó chính là chiếc áo dài.
Cùng với những vật dụng, món ăn, âm nhạc khác, trang phục là một trong những đặc điểm tiêu biểu của mỗi tộc người, mỗi dân tộc. Theo đó thì những trang phục này sẽ phù hợp với truyền thống, phong tục cũng như đặc điểm về khí hậu, tự nhiên, điều kiện sống của đất nước đó. Và kiểu trang phục đặc trưng, được nhiều người dân trong quốc gia ấy mặc và công nhận thì đó được coi là quốc phục. Một trang phục phổ biến và tiêu biểu chỉ có ở dân tộc mình. Áo dài là một trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, trang phục này đã có từ rất lâu đời, sau nhiều thế hệ thì hình dáng chiếc áo dài ít nhiều có những cách tân. Tuy nhiên, về cơ bản thì vẫn giữ nguyên được những đường nét, kiểu dáng của những chiếc áo dài xưa.
Áo dài là trang phục dành riêng cho những người phụ nữ Việt Nam. Thời phong kiến xưa thì chỉ có những người phụ nữ con nhà quý tộc, những vị phu nhân của quan lớn mới có thể mặc áo dài, một phần do giá trị của chiếc áo dài, phần khác là nó thể hiện được giá trị, đẳng cấp của người mặc xưa. Những người nông dân rất hiếm khi có dịp mặc những chiếc áo dài này, nhà nào có điều kiện thì có thể mặc trong đời một đến hai lần vào những dịp đặc biệt, như ngày cưới, lễ chúc thọ. Tuy nhiên, theo thời gian thì chiếc áo dài được người dân sử dụng ngày càng phổ biến, trở thành một trang phục quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt của con người. Cũng có lẽ vì lí do đó mà áo dài trở thành quốc phục của Việt Nam.
Áo dài có hình dáng dài, độ dài của một chiếc áo tùy thuộc vào chiều cao cũng như vóc dáng của người mặc. Kết cấu thông thường của một chiếc áo dài gồm hai bộ phận chính, đó là phần áo và phần quần. Áo dài thường kéo dài theo chiều dài của thân người đến mắt cá chân, phần váy không liền như những bộ váy hay bộ đầm thông thường mà nó bắt đầu xẻ tà từ phần eo. Cũng vì vậy mà chiếc áo dài của Việt Nam được mặc kết hợp với những chiếc quần. Thông thường thì vải của áo và của quần thường là vải mỏng, thô. Trong đó phần áo thường trơn, không có họa tiết, quần thì có màu tối hơn. Tuy nhiên, ngày nay do nhiều cách tân thì màu sắc cũng như kiểu dáng của chiếc áo dài cũng có sự thay đổi nhiều.
Trước tiên bạn hãy giới thiệu về gia đình mình với các thông tin như: số lượng thành viên là bao nhiêu, đó là những ai.
Để nói về điều này bạn có thể sử dụng các mẫu câu như:
– There are five of us in my family – Có năm người trong gia đình tôi.
– I don’t have any siblings. I would have d a sister- Tôi không có anh chị em. Tôi sẽ rất thích nếu có một chị/em gái
– I am the only child- Tôi là con một
– I have two brothers and one sister- Tôi có hai anh/em trai và một chị/em gái
– There are five members in my family. They are my father, my mother, my two brothers Nhân and Thế and I myself-
Có 5 người trong gia đình tôi. Họ là cha, mẹ tôi, 2 anh trai của tôi là Nhân, Thế và tôi
2 . Giới thiệu về nghề nghiệp và sở thích của từng thành viênSau khi giới thiệu khái quát về gia đình thì tiếp theo bạn hãy miêu tả về từng thành viên trong gia đình mình
– My mother’s name is Mai, and she is 50 years old. She is a beautiful woman with long black hair
Mẹ tôi tên Mai,và mẹ 50 tuổi. Bà ấy là một người phụ nữ rất xinh đẹp với mái tóc đen dài
– My Dad’s name is Trung. He is tall and very strong. His job is doctor
Bố tôi tên là Trung. Bố cao và rất khỏe mạnh. Công việc của bố là một bác sỹ
– Another woman who I love so much is my sister. Her name is Linh. She is 26 years old, and she is a beautiful woman Mom. Now, she is living in Ha Noi capital, because of her jobs
Một người phụ nữ khác mà tôi rất yêu quý, đó chính là chị gái tôi. Chị tên là Linh, chị 26 tuổi, và là một người phụ nữ xinh đẹp như mẹ. Hiện tại, chị sống ở thủ đô Hà Nội để làm việc
3. Những hoạt động chung của gia đìnhBạn hãy kể về những hoạt động chung của gia đình hay khoảng thời gian ở bên nhau mà bạn thấy thật vui vẻ và hạnh phúc.
Ví dụ:
– We all have a busy lives in day. However in the evening after dinner, we sit together in the living-room talking, sometimes watching a funny movie
Chúng tôi đều có một cuộc sống bận rộn hàng ngày. Tuy nhiên cứ vào buổi tối sau bữa ăn tối, chúng tôi ngồi lại với nhau trong phòng khách và trò chuyện, đôi khi cùng nhau xem một bộ phim hài hước
– My father plays with me on weekends and he teaches me cycling and swimming. My mother makes delicious food for me and also plays with me when she gets time. She also teaches me little cooking. During weekends, we spent time together and sometimes we go for an outing or a movie and enjoy our weekends. On working days, though they are busy, they try spending time with us and looking after our homework and other day to day activities.
Cha tôi chơi với tôi vào cuối tuần và ông dạy tôi đi xe đạp và bơi lội. Mẹ tôi làm cho món ăn ngon cho tôi và cũng đóng với tôi khi cô ấy thời gian. Bà cũng dạy tôi ít nấu ăn. Trong ngày cuối tuần, chúng tôi đã dành thời gian cho nhau và đôi khi chúng ta đi cho một chuyến đi chơi hay một bộ phim và tận hưởng ngày cuối tuần của chúng tôi. Vào những ngày làm việc, mặc dù họ đang bận rộn, họ cố gắng dành thời gian với chúng tôi và chăm sóc bài tập về nhà của chúng tôi và ngày khác để hoạt động ngày
4. Nêu cảm nhận của bản thân về gia đìnhCuối cùng hãy nói về cảm nhận của mình về gia đình, về những thành viên trong gia đình và sự ảnh hưởng của họ đến chính bạn thân mình
Ví dụ:
My parents help me a lot and teach me many good things that we might not learn at schools. The provide me with good and healthy food and nice clothes, that keep me warm and in good condition. I love my parents very much and I am proud to be their child, for all the love that they give me
Cha mẹ tôi giúp đỡ tôi rất nhiều và dạy tôi nhiều điều tốt đẹp mà chúng tôi không được học tại trường. Tôi được cung cấp thức ăn tốt cho sức khỏe, quần áo thoải mái, giữ cho tối được ấm áp và luông trong tình trạng tốt. Tôi yêu bố mẹ tôi rất nhiều và tôi tự hào là con của họ, đối với tất cả tình yêu mà họ dành cho tôi.
My family is a small one with only three members: my mother, my brother, and I. My mother is a great woman who has always taken very good care of my brother and me.Unfortunately, she is currently unemployed, but we feel secure with her at home when we are. Every morning she fixes breakfast for us, and then my brother, who is in tenth grade, either walks or rides the bus to Overfelt High School. On the other hand, I work at Micro Lamba Wireless Company, but when I am not working I study English at San Jose College. Not only do my brother and I differ in age and occupation, but we are un in personality. While I am shy and quiet, my brother is very amusing because he is always telling jokes or saying something funny. In brief, we may be just a small family, but we always spend a good time together since our mother is so caring and my brother so amusing.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép…làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.
Dưới cái nắng hè gay gắt, mồ hôi rỏ xuống hai bên gò má ướt đẫm, chị Ba vừa thu gom rác thải vừa vui vẻ, tươi cười khi chia sẻ cùng chúng tôi những niềm vui cũng như khó khăn của công việc này. Mặc dù đã ở tuổi 50, nhưng chị vẫn rất năng nổ, nhiệt tình với công việc để đem lại bầu không khí trong lành cho miền quê. Là Chi Hội trưởng phụ nữ thôn chị Ba luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương. Tuy mới gắn bó với công tác vệ sinh môi trường 02 năm nay nhưng sự chăm chỉ và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị đã được nhiều người dân trong thôn ủng hộ và hưởng ứng. Trong từng đường làng, ngõ xóm đều in dấu chân của chị. Chị đã tham gia làm công việc mà bấy lâu nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân vô tư vứt rác bừa bãi, chỗ nào có đất trống là mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải như xác gia cầm, gia súc, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,… vứt ra ven đường, xuống kênh, mương, thậm chí xung quanh các khu dân cư đang sinh sống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mất mỹ quan thôn, xóm. Với việc làm thiết thực, chị đã phần nào làm thay đổi những thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện môi trường tại địa phương. Mặc dù khối lượng rác thải hằng tuần được thải ra là rất lớn nhưng chị vẫn kiên trì, vào mỗi buổi sáng sớm thứ hai hằng tuần chị đều đặn đi khắp thôn để thu gom các loại rác thải, và cứ thế chị thu gom cho đến khi nào hết rác mới trở về nhà. Chị không quản ngại khó nhọc, dù mưa hay nắng vẫn rong ruổi trên các nẻo đường trong thôn để thu nhặt rác. Với số tiền bồi dưỡng ít ỏi, mỗi tháng chỉ được 450.000 đồng nhưng chị vẫn âm thầm, lặng lẽ thu gom các loại rác thải mà không đòi hỏi gì về quyền lợi cho bản thân. Chị chỉ mong có xe môi trường đi thường xuyên và đúng ngày vào mỗi tuần, để thu gom và giải quyết những bãi rác ở nơi tập trung, để không gây ô nhiễm môi trường.Lúc đầu, khi đến với công việc này chị cũng gặp không ít những khó khăn như: thiếu phương tiện thu gom, xử lý rác thải và ngay cả quần áo bảo hộ lao động cũng không có; cùng với đó là cả những lời nói khen, chê của nhiều người, nhưng không ngần ngại khó khăn, chị vẫn rất nhiệt tình và hăng say làm việc. Có thể nói mô hình “Dân vận khéo” về “thu gom rác thải” ở thôn 6 nói riêng và trên địa bàn xã Bình Dương nói chung mang lại hiệu quả thiết thực là nhờ sự đóng góp hết sức lớn lao của những người phụ nữ thầm lặng như chị Ba.
Khi chúng tôi hỏi về những khó nhọc trong công tác vệ sinh môi trường mà chị phải hằng tuần vất vả làm việc, chị cười bảo: “Tuy vất vả và độc hại, nhưng nhìn thấy môi trường ngày càng bị ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm, gặp không ít khó khăn trong công việc, tôi cũng cố gắng vượt qua, để góp một phần nhỏ công sức của mình làm cho cuộc sống xung quanh được xanh, sạch, đẹp, đấy cũng là niềm vui không nhỏ đối với bản thân tôi”. Có lẽ, đối với những người làm công tác vệ sinh môi trường như chị Ba, thì niềm tự hào lớn nhất là khi đã đem lại không khí trong lành cho bà con trong thôn xóm.
Anh Trương Công Thông – Phó Khối Dân vận Bình Dương cho biết: “Chị Ba là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang; đối với công việc thu gom rác thải khó nhọc vậy mà chị vẫn làm một cách nhiệt tình. Trong tương lai, để mô hình“Dân vận khéo” về “Thu gom rác thải” ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng, thiết nghĩ cần có những đức hi sinh thầm lặng và ý nghĩa như chị Ba…”.
Xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức bảo vệ môi trường và tình cảm yêu thương dành cho mọi người, chị Ba đã để lại ấn tượng cũng như tình cảm đối với người dân nơi đây. Tấm gương của chị đã có sức lan tỏa rất lớn ở địa phương. Chị không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ vệ sinh môi trường và nhiều công việc của một Chi Hội trưởng phụ nữ thôn mà còn đảm đang việc nhà, một tay chị chăm lo cho các em trưởng thành. Để động viên và khen thưởng cho những tấm gương phụ nữ điển hình, tiên tiến trong việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương như chị Ba, UBND huyện Thăng Bình và xã Bình Dương cũng đã có giấy khen dành tặng chị - một người phụ nữ sống hết mình vì mọi người và vì một môi trường trong lành, sạch đẹp.
Vndoc tài trợ cho bài viết này?