Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
Đối với đới lạnh :
HĐKT cổ truyền của con người ở đới lạnh :
- Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá
- Săn thú có lông quý
* HĐKT hiện đại của con người đới lạnh :
- Khai thác các loại khoáng sản tự nhiên : đồng, kẽm, kim cương, mỏ dầu
- Khai thác các nguồn lợi từ động vật bên bờ : cá voi, hải cẩu ...
Môi trường đới hoang mạc
Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc chủ yếu là chăn nuôi du mục, như nuôi : dê, cừu, lạc đà…
MT Đới lạnh
+ Chăn nuôi tuần lộc
+ Đánh bắt cá, săn bắt thú có lông quý (phía bắc của Bắc Mĩ và đảo Grơnlen)
Tác động của con người:
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế có vai trò làm độ phì của đất tăng hoặc giảm đi: + Trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng phương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt. + Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng pương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ giảm đi.
Chúc bạn học tốt!
Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, con người đã khai thác, sử dụng tài nguyên và thải vào môi trường các loại chất thải độc hại. Việc làm này đang dần hủy hoại môi trường, nơi cung cấp sự sống cho con người. Khi môi trường bị hủy hoại nó sẽ tác động ngược trở lại đến đời sống, sản xuất của con người như: ảnh hưởng tới sức khỏe, thiên tai, bão lũ, hạn hán, sóng thần. .. và các tài nguyên phục vụ cho đời sống sản xuất ngày càng cạn kiệt. Như vậy, giữa phát triển kinh tế - xã hội với môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau.
Ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí - công nghiệp năng lượng, nông nghiệp