giới thiệu một số câu chuyện về nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Lưu ý: Sự kiện quan trọng trong cuộc đời Nhạc sĩ Đỗ Nhuận không phải tiểu sử
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoàng Việt để lại nhiều ca khúc nổi tiếng: "Lá xanh", "Nhạc rừng", "Lên ngàn", "Mùa lúa chín" và đặc biệt là "Tình ca". Hoàng Việt viết "Tình ca" từ những dòng tâm huyết gửi lại cho vợ ngày chia tay ở Cà Mau. Tuy nhiên bài hát còn có số phận khá long đong. Khi ca sĩ Quốc Hương trình diễn bài hát lần đầu tiên ở Hà Nội năm 1957, một số nhạc sĩ và lãnh đạo cho rằng ca từ bi lụy, yếu đuối. "Tình ca" vì vậy bị xếp lại, đến sau 1967 mới dần dần được trình diễn. Từ đó ông ngừng sáng tác một thời gian dài. Về "Tình ca", nhà thơ Bảo Định Giang đã viết: "Sau hơn 40 năm, "Tình ca" vẫn ngân vang khắp nước. Hoàng Việt nằm lại dưới lòng đất; nhưng bài ca về những người mình yêu quý vẫn còn in đậm trong suy tư và tình cảm của nhiều người"
Ông là một trong những nhạc sĩ đi đầu trong việc phát triển nhạc giao hưởng của Việt Nam. Bản giao hưởng "Quê hương" gồm bốn chương là tác phẩm nhạc giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam.
Tham khảo
Đỗ Nhuận (1922 - 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.
googles chân chính :))
Có một người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng sống trong những sang tác bất hủ của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, đó là vợ ông, bà Nguyễn Thị Túc, em gái nhà văn Nguyên Hồng.
Bài hát Hò kéo pháo như một bản hùng ca làm sống lại hình ảnh của những năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Hình ảnh những cố pháo nặng hàng tấn vượt qua dốc núi, chiếm lĩnh trận địa. Nhiều tấm gương hi sinh anh dũng đã nhắc nhở chúng em không ngừng học tập rèn luyện để bảo vệ thành quả mà các anh đã để lại.
Vôngang Amađêu Môda (Wolfgang Amadeus Mozart) - nhạc sĩ, nhà soạn nhạc thiên tài người áo.
Môda sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ nghèo ở thành phố Danxbuôc (Salzbourg), miền Nam nước áo. Cha ông là Lêôpôn Môda - phó nhạc sư trong dàn nhạc giáo đường của tòa giám mục Danxbuôc. Ngay từ thuở ban nhỏ, Môda đã nổi tiếng là thần đồng âm nhạc. Lên 5 tuổi, Môda đã tham gia biểu diễn trong dàn nhạc giáo đường Danxbuôc cùng với cha mình. Năm 12 tuổi, Môda đã nhận viết một vở nhạc kịch cho nhà hát ôpêra ở Viên. Năm 14 tuổi, Môda đã sáng tác thành công vở nhạc kịch Vua Mitơriđát xứ Pông và tên tuổi ông đã vang khắp châu Âu. Suốt từ năm 6 tuổi cho đến gần trọn đời mình, Môda được mời đi biểu diễn nhiều nơi, nhiều nước như Đức, Italia, Hà Lan, Pháp, Anh ... Tuy nhiên, ông vẫn sống trong cảnh nghèo khó và bệnh tật. Ông có 6 người con, mà đến 4 người bị chết vì không đủ tiền thuốc thang chạy chữa khi bị ốm đau. Năm 1791, ông nằm liệt giường vì một cơn sốt hiểm nghèo và ít ngày sau thì mất, lúc đó ông mới 36 tuổi.
Môda đã để lại một di sản âm nhạc đồ sộ và vô giá với 626 tác phẩm lớn nhỏ, trong đó có 24 vở ôpêra nổi tiếng, 50 bản giao hưởng, cùng nhiều bản ca khúc, hòa tấu, bài hát trữ tình ... Môda là một trong những người thầy âm nhạc. Ông tìm tòi sự trong sáng, thanh nhàn trong giai điệu và đã đạt tới sự vĩ đại qua sự đơn giản và kiều diễm. Môda thật sự là "một thiên tài phát sáng" như nhận xét của nhạc sĩ Nga Traicôpxki.
--------------------------------------...
Tiểu sử
[sửa] Thời thơ ấu
Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng giêng, 1756, tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nay Áo). Leopold Mozart, một nhạc sĩ vĩ cầm và cũng là một giáo viên, đã đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu. Âm nhạc là môn học chính. Tuy nhiên, cậu bé Mozart vẫn được học toán, môn học cậu rất thích, và các môn khác như La tinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh. Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó là chất liệu mà cậu sẽ dùng để viết opera sau này.
Wolfgang không thích chơi những trò chơi trẻ con bình thường, trừ phi có liên quan tới âm nhạc. Nhờ sự chăm lo dạy dỗ của người cha, vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng của Wien, đến năm 3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. Cậu bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc năm tuổi, viết những bản nhạc hòa tấu khi cậu lên sáu. Những bản sônat cho đàn vĩ cầm được xuất bản khi cậu lên tám. Thật ra có thể nói rằng Mozart đã khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trước thời gian cậu lên năm và theo đuổi cho đến ngày qua đời, ngót ba mươi năm âm nhạc.
Học vấn của Mozart phát triển cùng những chuyến du lịch, được xem như những cột mốc trong cuộc đời cậu. Khi cậu lên sáu, Wolfgang và người chị, lớn hơn cậu năm tuổi và cũng là một thần đồng âm nhạc, cùng đi với cha của họ đến München. Cuối năm đó họ chơi nhạc cho Hoàng hậu của Viên. Năm lên 7, cậu đã tổ chức những buổi diễn nhạc ở Paris, và được một nhà xuất bản ở đây xuất bản một tập nhạc, gồm 4 bản violon và orcgan. Sau đó, cha cậu lại dẫn cậu đi khắp các nước Ý, Anh..., gia đình Mozart nổi danh khắp những nơi cậu đến, và Wolfgang, với tài năng sớm phát triển của cậu, đã chinh phục mọi người. Quan trọng hơn, Mozart có cơ hội thưởng thức âm nhạc thịnh hành trong các thành phố này. Mozart đã gặp những nhạc sĩ khác và bắt đầu thành hình quan điểm về sự nghiệp của họ.
Mozart có ký ức chi tiết âm nhạc phi thường, ông có thể hợp nhất tinh hoa âm nhạc khác nhau của quốc gia này với quốc gia khác vào trong tác phẩm của mình. Tại Luân Đôn, Mozart gặp Johann Christian Bach, con trai của nhạc gia vĩ đại Johann Sebastian Bach, Christian bị gây ấn tượng, đã trở thành người dẫn dắt nhạc sĩ Mozart trẻ và quan tâm theo dõi sự nghiệp của cậu. Trở về nước, Mozart nghiên cứu tổng phổ âm nhạc của J. C. Bach, và ảnh hưởng của Bach được thể hiện trong tác phẩm của Mozart vào thời gian ấy.
[sửa] Sự nghiệp
Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng giám mục tại Salzburg đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở Mitridate. Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt symphony và nhạc phụng sự cho Giáo hội.
Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn.
Vị Tổng giám mục mới, Ngài Hieronymus, Bá tước Colloredo, không mấy hài lòng với tần suất yêu cầu của Mozart. Về phần Mozart, khi thấy mức sống của Salzburg đã tăng lên nhiều, nhưng sự yêu chuộng nghệ thuật thì xuống dốc đáng đau buồn, lúc ấy, mối quan hệ của Mozart với Bá tước Colloredo ngày càng trở nên gay gắt.
Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý. Thời gian này, Leopold quyết định rằng ông phải còn ở lại phục vụ nhà thờ. Cho nên Wolfgang cùng mẹ đã chuyển đi München, rồi đến Mannheim.
Trong những thành phố này, Mozart có cơ hội để trình diễn với một số những nhạc sĩ tinh tế nhất Châu Âu, nhưng không có việc làm lâu dài nào.
Tuy vậy, Mozart đã lưu lại Mannheim một ít lâu. Anh đã phải lòng một ca sĩ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Wolfgang đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông ấy phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris.
Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì anh có thể bán hoặc trình diễn - những bản sônat cho đàn violin và đàn phím, một concero cho sáo và thụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony Paris của anh. Nhưng thành phố này tỏ ra là sự chán nản khác. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, anh trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Người yêu của anh, tiểu thư Aloysia, trong thời gian ấy đã chuyển đi với gia đình tới Wien, nơi mà người ta muốn cô ấy kết hôn với một diễn viên kiêm họa sĩ tài tử, Joseph Lange.
Khi nhận nhiệm vụ nhạc trưởng và đệm đại phong cầm cho nhà thờ lớn, Mozart cảm thấy những nhiệm vụ đó quá tẻ nhạt. Vào 1781 anh tới München để diễn opera, vở Idomeneo, một thành công rực rỡ. Sau đó, được tòa Tổng giám mục triệu hồi về Wien, Mozart đã tìm thấy một công việc có uy tín. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa vị giáo sĩ và nhạc sĩ đã khiến Mozart cuối cùng đã tự rút lui vào tháng 6 năm đó.
Có lẽ trong những tháng kế tiếp Mozart đã gặp Haydn lần thứ nhất, người nhạc sĩ này đang viếng thăm Wien. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng cho tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau. Mozart, trong thời gian ấy, đã cư ngụ với gia đình Weber, và rồi, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze, em gái của Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chánh, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn.
Không có khả năng để giữ một sự chỉ địn
tham khảo :
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận qua các bài hát âm nhạc hiện đại về cách mạng đã thể hiệm rằng ông là 1 nhạc sĩ để đời của dân tộc ta và quả thực như vậy. Ông đã được nhà nước phong tặng giải thưởng về âm nhạc mĩ thuật. Trong số các bài hát của ông, em thích nhất là bài hành quân xa. Bài hát được ông sáng tác trong chiến tranh Điện Biên phủ.Với giai điệu, lời hát và tấm lòng, bài hát đã để lại trong em 1 ấn tượng rất lớn về ông và những chiến sĩ ko ngại vất vả để có được hạnh phúc. Qua sự hi sinh ko quản mệt mỏi, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã thu nó vào bài thơ, để lại trong em và mọi người sự biết ơn đối với các chú bộ đội.Bài hát hành quân xa và nhạc sĩ mãi là tấm gương sáng cho tầng lớp trẻ noi theo.
Tham khảo
- Bài hát nói lên nỗi gian khó của người chiến sĩ Điện Biên nói riêng và chiến sĩ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống quân xâmlược.
- Bài hát tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng vàocách mạng và niềm tin chiến thắng.
Những sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Đỗ Nhuận : Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, Du kích ca, Chiến thắng Điện Biên, ....Trong đó nhạc kịch Cô sao là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
Tham khảo
Đỗ Nhuận (1922 - 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản "Du kích sông Thao" nổi tiếng.