K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2023

Em thích hình ảnh: "ngọn tre cong gọng vó, kéo mặt trời lên cao"

Vì từ hình ảnh đó cho em hình dung ra hình dáng cây tre sinh động được nhân hóa, đồng thời em thấy được hành động từ sự "cong" của cây tre trong gió rì rào mà làm cho người ta nhìn bầu trời thêm cao hơn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ "kéo" của tác giả. Tất cả như hiện ra một bức tranh đẹp, sâu sắc trước mắt em khi em mường tượng.

21 tháng 12 2020

PTBĐ là MT+BC 

15 tháng 8 2018

sau khi đọc xong văn bản"lũy tre"của tác giả nguyễn công dường em có 1 ấn tượng sâu sắc về bài thơ.hình ảnh "ngọn đền cong gọng vó'' và"kéo mặt trời lên cao"qua sự liên tưởng đọc đáo của nhà thơ,các sự vật "ngọn tre","gọng vó","mặt trời" vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng chở nên gần gũi thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau,cảnh vật như hòa quện với nhau tạo nên sự sống động cho hình ảnh bài thơ

29 tháng 7 2019

Biện pháp nhân hóa làm cho cây tre có những đặc điểm như của con người, gần gũi với đời sống tình cảm của con người.

21 tháng 8 2018

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

 Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

 Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ như phát hiện ra chân lý: tre xanh tươi là nhờ có rễ siêng, là nhờ có bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Sự sống phải bắt đầu từ sự chắt chiu, dành dụm, kiên nhẫn:

Có gì đâu, có gì đâu

 Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa:

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm.

Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:

                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.

                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).

Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.

Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

2 tháng 10 2019

Vậy đáp án đúng là:

 

Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.