K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

lên mạng tra là được mà

25 tháng 11 2021

HÂM QUA

25 tháng 10 2021

(Tham khảo)

Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…

Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.

Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.

Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân ngậm ngùi:

- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.

Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.
Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.

Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.

23 tháng 11 2021
     Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

 
16 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

 

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Tham khảo:
Dạng 1

 Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.

Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói:

– Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho.

Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi"

Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.

Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.

Mặc dù mị cũng có một bài tự làm nhưng dài, tính lười nó tác động lên cơ thể nên đành cop mạng😪

3 tháng 11 2021

Đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Cây tre trăm đốt”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà...

Ngày xưa có một anh chàng cày hiền lành, khoẻ mạnh, đi ở cho một lão nhà giàu. Anh rất chăm chỉ lại thạo việc đồng áng nên lão nhà giàu muốn anh làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão gọi anh đến và ngon ngọt dỗ dành:

- Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn. Ba năm nữa, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày tưởng lão nói thật, cứ thể quần quật I làm giàu cho lão. Ba năm sau, nhờ công sức anh, lão chủ có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được ruộng, được vườn. Tuy nhiên, lão nhà giàu chẳng giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác trong vùng. Một hôm, lão làm ra vẻ thân mật bảo anh trai cày:

- Con thật có công với gia đình ta. Con đã chịu khó ba năm, trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày mừng rỡ xách dao lên rừng. Anh không biết ở nhà hai lão nhà giàu đã sắp sẵn cỗ bàn để làm lễ cưới con trai, con gái chúng. Hai lão hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ!”

Về phần anh trai cày, anh hì hụi trèo đèo lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm mà chỉ thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Anh buồn quá, ngồi bưng mặt khóc. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi:

- Làm sao con khóc?

Anh trai cày thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Bụt cười và bảo:

- Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có ngay cây tre trăm đốt.

Nói xong, Bụt biến mất. Anh trai cày làm đúng lời Bụt bảo, quả nhiên cả trăm đốt tre dính liền nối nhau thành một cây tre rủ trăm đốt. Anh sung sướng nâng lên vai vác về. Song, tre dài quá, vướng bờ vướng bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Anh lại ngồi xuống khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:

- Cây tre trăm đốt có rồi, sao con còn khóc?

Anh nói tre dài quá không vác về nhà được, Bụt liền bảo:

- Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất”, những đốt tre ấy sẽ rời ra!

Anh làm theo lời Bụt, quả nhiên cây tre rời ra trăm đốt, anh kiếm dây rừng buộc làm hai bó, mừng rỡ gánh về.

Lúc anh về tới nơi, thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới biết rõ là lão nhà giàu đã lừa anh và đã lén lút đem con gái gả cho người khác. Anh giận lắm nhưng không nói năng gì, lẳng lặng gấp trăm đốt tre nối nhau và hô: “Khắc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Lão chủ thấy lạ, chạy lại gần xem. Anh đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão tà dính liền ngay vào cây tre, không tài nào dứt ra được. Lão thông gia thấy vậy chạy lại định gỡ cho nhà chủ. Anh đợi cho hắn tới gần, rồi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy anh trai cày xin anh gỡ ra cho và hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho anh ngày hôm đó. Lúc bấy giờ, anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì cả hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng chia thành trăm đốt. Anh trai cày làm lễ cưới cô gái và hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc suốt đời.

Khi nghe xong chuyện “Cây tre trăm đốt”, các bạn nhỏ ngồi quanh bà đều là lên: “Đáng đời cho bọn gian tham, quỷ quyệt!”. Mấy lời đó đã làm em ngẫm nghĩ: Tụi nó nhỏ mà cũng biết suy xét phải trái. Ở đời, những kẻ tham lam thường chuốc hại cho mình, còn những người hiền lành, chăm chỉ như anh trai cày sẽ được mọi người yêu quý và đạt được kết quả tốt đẹp.

Bài văn mẫu số 2

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều cây tre. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của cây tre. Có lần em hỏi ông: “Ông ơi, có cây tre nào có một trăm đốt không ạ?”. Nghe vậy ông bật cười: “Muốn có cây tre trăm đốt thì phải có thần chú cơ.” Nghe vậy em liền quấn lấy ông đòi biết được câu thần chú. Vậy là ông bảo em ngồi xuống rồi kể cho em nghe câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

Chuyện kể về một anh chàng thanh niên tuy nghèo khó nhưng rất khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Anh làm đầy tớ cho một ông lão, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm lụng cho nhà lão mà không lấy tiền thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm lụng mà không lấy dù chỉ một đồng điền công.

Tuy nhiên, khi đến lúc cô con gái xinh đẹp trưởng thành thì ông ta đổi ý. Muốn gả cô cho tên phú hộ trong làng. Vì vậy, hắn nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm đũa cưới thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai hì hục thi tìm cây tre trăm đốt. thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra để tiện di chuyển.

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế là, chàng vội chạy lại, gọi ông lão lại xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre, trở thành đốt tre một trăm linh một. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng lắm. Còn chàng thì cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

Bài văn mẫu số 3

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. Câu thơ ấy còn mãi trong lòng tôi mỗi khi tôi nhớ lại những câu chuyện cổ tích mà bà tôi đã kể. Tôi như chìm đắm vào thế giới của bà tiên, ông Bụt của cô Tấm thảo hiền, những hình ảnh về tuổi thơ cứ trở lại trong tâm thức của tôi với biết bao kỉ niệm. Tôi vẫn nhớ như in, từng chi tiết trong câu chuyện của bà, tôi rất ấn tượng với hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Các bạn đã bao giờ nhìn thấy cây tre nào có một trăm đốt chưa? Rất lạ phải không, ấy thế mà anh Khoai trong câu chuyện lại là người đi tìm được cây tre trăm đốt các bạn ạ, và chúng ta sẽ nghe lại câu chuyện để hiểu tại sao anh ấy lại phải đi tìm cây tre trăm đốt nhé.

Ngày xửa, ngày xưa có một anh chàng nghèo tên là Khoai. Tính tình cần cù, chịu khó ai cũng quý mến. Anh đi ở cho nhà phú ông, giàu có trong vùng. Phú ông thấy anh chăm chỉ, hiền lành liền ngon ngọt dỗ dành anh. “Mày làm lụng thật giỏi rồi tao gả con gái út cho mày”. Khoai tưởng thật, nên đã làm lụng gấp năm gấp mười trước đây. Ba năm sau, cô Út đã lớn, đến tuổi lấy chồng nhưng anh Khoai cũng chẳng thấy phú ông nhắc gì đến chuyện sẽ gả con gái cho mình, anh Khoai buồn lắm.

Một hôm anh Khoai nghe người làm trong nhà nói chuyện, biết phú ông sắp gả cô Út cho con trai viên cai tổng giàu có, anh Khoai bất bình lắm, liền đến nói với ông chủ. Lúc ấy phú ông không giải thích gì với anh mà chỉ nói: “ Mày vào rừng đem về đây một cây tre trăm đốt để làm đũa cưới, tao cho mày cưới cô Út ngay”.

Vốn thật thà, Khoai tin theo lời phú ông hăm hở lên rừng tìm cây tre trăm đốt. Đi hết một ngày, qua nhiều cánh rừng anh chẳng tìm thấy cây tre nào trăm đốt cả. Trời đã dần tối, anh đã đếm qua không biết bao cây tre mà không thấy. Vừa mệt, vừa đói, lại nghĩ đến việc không tìm được cây tre mang về thì làm sao cưới được cô Út, anh thất vọng bèn ngồi khóc một mình. Bỗng nhiên có một cụ già, râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ phúc hậu chống gậy đi đến gần anh và hỏi: “Cơ sự làm sao mà con khóc?”. Anh Khoai bèn kể lại cho cụ già nghe rõ sự tình, cụ liền bảo anh đi chặt nhanh về một trăm đốt tre. Sau khi anh Khoai mang tre về, cụ già nhìn vào đống tre và nói: “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các đốt tre liên kết lại thành một cây tre đốt. Anh vui mừng lắm, nghĩ mình có thể nhanh chóng về nhà để hỏi cưới cô Út. Ý nghĩa ấy, thoáng hiện trong đầu anh, nhưng khi anh quay lại nhìn về chỗ cụ già vừa đứng thì cụ đã không còn ở đó. Anh liền nhanh chóng đứng dậy vác cây tre ra khỏi rừng, nhưng loay hoay mãi, quay hết chiều dọc đến chiều ngang anh cũng không thể xoay chuyển được cây tre. Thấy mình không làm được gì nữa, anh bất lực ngồi khóc. Cụ già một lần nữa lại hiện lên giúp và nói với anh nếu muốn mang cây tre ra khỏi rừng một cách đơn giản, con hãy nói: “Khắc xuất, khắc xuất”. Các khúc tre sẽ tự động rời khỏi nhau, con có thể dễ dàng mang chúng về nhà. Cụ già dặn anh Khoai ghi nhớ hai câu thần chú và cách dùng rồi biến mất, anh còn chưa kịp nói lời cảm ơn với cụ. Nhìn các đốt tre đã rời khỏi nhau, anh liền nhanh chóng bó chúng vào rồi tức tốc trở về nhà phú ông.

Vừa về đến ngõ nhà phú ông, anh Khoai không thể tin vào mắt mình, vì trong nhà đang tổ chức đám cưới linh đình cho cô Út. Thấy Khoai trở về, phú ông ra mặt cười đắc trí mà nói rằng: “Tao cần gì mấy khúc tre mày mang về chứ, mày nghèo thế làm sao lấy được con gái ông”. Anh Khoai thấy thế tức mình, bèn đọc câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các ống tre xếp vào nhau thành một cây tre trăm đốt, kéo cả phú ông và tên con rể nhà giàu kia vào. Hai người họ sau khi bị dính vào cây tre đã luôn miệng kêu gào, để có thể thoát ra khỏi cây tre, nhưng càng cựa quậy càng dính chặt hơn. Phú ông phải ra sức van xin, nài nỉ anh Khoai, xin tha anh mới đọc câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” ngay sau đó cây tre rời ra thành trăm đốt và phú ông cùng tên trọc phú thoát ra khỏi cây tre. Thoát nạn, phú ông giữ đúng lời hứa phải gả cô con Út cho anh Khoai, anh làm đám cưới với con phú ông trước sự chứng kiến của bà con làng xóm, ai nấy đều thấy vui và chúc phúc cho vợ chồng anh. Anh Khoai và cô Út sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.

Kết thúc câu chuyện cây tre trăm đốt chúng ta vui vì luôn cảm thấy người tốt sẽ gặp được điều may mắn. Ông cha ta vẫn dạy “ Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”. Và câu chuyện cây tre trăm đốt, là lời nhắc nhở với thế hệ trẻ ngày nay về lối sống, cách sống sao cho có thể trở thành người có ích trong xã hội.