Cho hỗn hợp E gồm đipeptit X và tripeptit Y (MY > Mx > 150), nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2 (đktc), thu được 4,32 gam H2O. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH thu được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala, Val. Phần trăm khối lượng peptit X trong E gần với giá trị nào nhất sau đây.
A. 40.
B. 30.
C. 20.
D. 10.
Đáp án D
Bước 1. Tính khối lượng tổng của peptit
Vì Gly, Ala, Val đều là amino axit no, mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên ta gọi công thức trung bình của X, Y là:
H-(HN-CnH2n-CO)x-OH: a mol
Thủy phân E bằng dung dịch NaOH:
H-(HN-CnH2n-CO)x-OH + xNaOH xH2N-CnH2n-COONa + H2O(1)
Theo (1) suy ra mmuối = (14n + 83).ax = 9,02 gam (I)
Đốt E:
Cnx+xH2nx+x+2NxOx+1 3 n x 2 + 3 x 4 O2 →(nx+x)CO2 + n x + x 2 + 1 H2O+ 1 2 N2 (2)
Theo (2) ta có: nO2 3 n x 2 + 3 x 4 a = 0,315 mol (II)
nH2O = n x + x 2 + 1 a= 0,24 mol (III)
Giải hệ (I, II, III) được: nxa = 0,17 mol; xa = 0,08 mol ; a = 0,03 mol
Vậy nNaOH = ax = 0,08 mol; nH2O ở (1) = a = 0,03 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phương trình (1) được
m = 9,02 + 0,03.18 - 0,08.40 = 6,36 gam.
Bước 2. Biện luận tìm công thức các peptit
Gọi số C của X là t, số C của Y là u ⇒ 0,01t + 0,02u = 0,25 mol ⇔ t + 2u = 25
Vậy t phải là số lẻ, tức là X phải có số C lẻ phải có 1 gốc Gly (2C): Gly-Ala (t = 5) hoặc Gly-Val (t = 7). Nhưng MGly-Ala = 146 < 150 ⇒ loại
Vậy: t = 7 và u = 9 ⇒ GmAnVp có 9C ⇒ 2 m + 3 n + 5 p = 9 ⇒ 2 m + 3 n + 5 p = 9 m + n + p = 3
Vậy 2 peptit là X = GlyVal: 0,01 và Y = Ala3: 0,02
Từ đó %MX2 = 0,01.174 : 6,36 = 11,63%