K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Tham khảo :

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

 

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

 

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

25 tháng 11 2021

Tham khảo:

     Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo sang đô hộ . Chúng làm nhiều điều bạo ngược coi dân ta như cỏ rác . Lòng dân vô cùng oán hận

     Bấy giờ ở Lam Sơn có nghĩa quân nổi dậy , nhưng vì thế lực còn non yếu nên nhiều lần thất bại . Dân ta thân trâu làm ngựa . Thấy vậy đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh giặc.

   Một đêm nọ , ở tỉnh Thanh Hóa , có một dân chài tên Thận đi thả lưới . Sau khi quăng lưới xuống thì kéo lên được một thanh sắt . Lê Thận quăng thanh sắt đi rồi ra chỗ khác để thả lưới . Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ thanh sắt , chàng quăng xuống . Lần thứ 3 vẫn thanh sắt ấy . Lấy làm lạ , Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.​

25 tháng 11 2021

B

B. Ghi lại...tự sự.

1 tháng 10 2021

Lên google mà tìm :)))

 

 

1 tháng 10 2021

thế là tra mạng copy bài rồi còn gì bạn

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí . Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

C. Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính của văn bản.

24 tháng 9 2016

Vào thời giặc Minh đô hộ ở nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến sương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân của ta nổi dậy chống lại chúng, thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định chõ nghĩa quân của ta mượn gươm thần để giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề chài lưới quanh năm để nuôi thân, tên anh là Lê Thận. Một đêm nọ, anh ta thả lưới ở một bến vắng như mọi hôm. khi kéo lên, Thận nghĩ là được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy một thanh sắt. Thận liền vứt ngay xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên, Thận lại thấy thanh sắt đó mắc vào lưới. Lần thứ ba, vẫn. thanh sắt đó mắc vào lưới. Thấy sự lạ, Thận bèn đưa thanh sắt lại gần mồi lửa. Bỗng chàng reo lên:

–   Ha ha! Một lưỡi gươm!

Sau này, Thận gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Thận thông minh gan dạ, dũng cảm, không nề gian nan, nguy hiểm nên ta rất quí mến. Một ngày nọ, ta và mấy người lính đến nhà Thận. Trong túp lều rách nát, tối om, bỗng thanh sắt sáng rực lên ở góc lều. Lấy làm lạ, ta cầm lên xem thấy hai chữa “Thuận thiên” khắc sâu trên mặt kiếm. Song tất cả bọn ta vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Đến một gốc đa cổ thụ, thấy vật gì sáng loá trên cây ta bèn trèo lên xem, thì ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm nhà Lê Thận, ta bèn rút lấy chuôi giắt ở lưng và trở về.

Vài hỏm sau, ta gặp mọi người trong nghĩa quân và kể lại cho họ nghe câu chuyện bắt được chuôi gươm. Lúc đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.*Lê Thận cầm gươm lên và nói với ta:

–      Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện hi sinh tính mạng cho đất nước và cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc! Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng. Trong tay ta, thanh gươm tung hoành mọi trận địa, làm cho giặc kinh hồn bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Nghĩa quân không phải trốn tránh như trước nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Chúng ta không phải ăn uống khổ cực nữa mà đã có những kho lương mới chiếm được tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần mở đường cho chúng ta đánh tràn ra khắp đất nước đến khi không còn bóng giặc nào trên đất nước ta nữa. Dẹp giặc xong, ta được phong lên ngôi vua. Năm sau, vào một buổi sáng đẹp trời ta cùng các tuỳ tùng cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Đúng lúc đó Đức Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền Rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh của ta, thuyền đi chậm lại. Đứng trên mạn thuyền, ta thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên và tiến về phía thuyền. Nó đứng nổi trên nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân!”.

Ta nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa "há miệng đớp lấy gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm xuống đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới đáy hồ xanh.

Từ đó ta gọi hồ Tả Vọng là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Nhân dân cũng nhân sự tích này mà gọi hồ Tả Vọng bằng cái tên mới là hồ Hoàn Kiếm.



 

24 tháng 9 2016

Viết ngắn gọn nhé

26 tháng 12 2021

Năm em học lớp 5 có một lần em mắc lỗi đã làm mẹ buồn. Chuyện đã qua lâu rồi nhưng em vẫn còn buồn mỗi khi nghĩ về chuyện ấy. Hồi đó vì mải chơi game nên em đã nói dối mẹ là lên nhà bạn hỏi bài, thực chất là để ra hàng nét chơi game cùng nhóm bạn. Hôm ấy, em đã say sưa chơi game mà không biết rằng mẹ đã đi tìm em suốt buổi trưa nắng ấy. Buổi chiều khi về đến nhà em không thấy mẹ đâu. Hoảng sợ chạy khắp các phòng tìm thì thấy mẹ đang nằm ở trong phòng. Thì ra vì đi tìm em suốt buổi trưa mà mẹ đã bị sốt. Ngồi bên giường mẹ em cứ nắm lấy tay mẹ, nước mắt cũng đã rơi từ lúc nào. Nhìn thấy gương mặt tiều tuỵ và mệt mỏi của mẹ, em ân hận vô cùng. Thế nhưng mẹ thì vẫn như vậy, không lời trách cứ còn mỉm cười vỗ về em rằng: Mẹ sẽ nhanh khoẻ lại thôi. Mấy ngày sau mẹ khoẻ lại, em ôm trầm lấy mẹ nức nở khóc rồi nói rằng: Con xin lỗi mẹ, từ lần sau con sẽ không nói dối mẹ, không làm mẹ buồn và khổ vì con như thế này nữa. Mẹ xoa đầu em rồi dịu dàng nói: Con ngoan biết lỗi như vậy là được rồi. Đó là một bài học nhớ đời dành cho em. Sau này em nghĩ lại vẫn luôn tự dặn lòng mình rằng: Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, xin đừng bao giờ làm cha mẹ phải buồn lòng.

                                     Bạn tham khảo!

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

Gia đình đối với mỗi người gần gũi và quen thuộc đến mức nhiều người dường như quên mất, xao nhãng, bỏ mặc để đi kiếm tìm hạnh phúc ở đâu đó xa xôi. Chỉ đến khi vấp ngã chợt tỉnh, con người ta mới thấy rằng gia đình mới là tổ ấm, là nơi bao dung, che chở cho mình đi qua những giông bão. Đã có những lúc tôi trẻ con, thầm trách ba mẹ không yêu thương tôi. Nhưng với tất cả những gì ba mẹ dành cho mình, tôi mới cảm nhận được tình yêu bao la như biển trời của những người sinh thành ra mình. Câu chuyện về lần mắc lỗi với mẹ hôm ấy đã gợi trong tôi biết bao suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm gia đình. Đó là kỉ niệm mà tôi nhớ mãi không quên.

Tôi vẫn nhớ như in câu chuyện ngày đó. Khi ấy tôi là một cô bé học sinh lớp năm. Tôi luôn được ba mẹ cưng chiều vì ba mẹ tôi chỉ có mỗi mình tôi là đứa con duy nhất. Chiều hôm ấy, khi bác trống trường vừa vang lên những hồi trống giòn giã báo hiệu buổi học kết thúc, tôi cùng đám bạn vội cất sách vở, tung tăng ra về. Đang cùng đám bạn bước ra, tôi nghe loáng thoáng ai đó gọi tên mình : “Út ơi”. Tôi quay người lại, thì ra đó là mẹ. “Mẹ mày đó hả ? Út là tên gọi của mày sao ?” – Bọn bạn tôi cười cười nói nói khiêu khích khiến mặt tôi đỏ bừng. Tôi thấy xấu hổ khi tiếng cười nhạo của bạn bè cứ bám sau lưng tôi. Càng xấu hổ hơn khi bên cạnh mẹ là một chiếc xe Wave, trông khá cũ kỹ, mẹ đã đi chừng được hai mươi năm. Mẹ lại ăn mặc trông thật quê mùa. Tôi vùng vằng chạy đến mẹ, mặt mày bí xị : “Sao mẹ lại đi chiếc xe này ? Coi mẹ kìa. Con ghét nó lắm, mẹ biết không ? Mẹ nhìn xem, bạn bè ai cũng cười chê con đấy?” Khoảnh khắc ấy, tôi chỉ thấy nỗi xấu hổ bám chặt lấy tâm trí mình. Đáp lại sự vùng vằng khó chịu của tôi, mẹ lặng thinh không nói, khóe mắt rưng rưng. Mẹ lặng lẽ nổ máy xe chở tôi về.

Về đến nhà, tôi vứt cặp sách nơi ghế rồi chạy vào phòng nhốt mình trong đó. Tôi buông mình xuống giường, khóc thút thít như một đứa trẻ. Đến giờ ăn tối, mẹ gọi cửa mãi tôi mới chịu ra ngoài, ngồi xuống bàn ăn với bố mẹ. Không khí tối hôm đó thực sự rất nặng nề. Có lẽ mẹ đã kể cho bố nghe. Vừa ăn cơm xong, bố hỏi tôi tại sao lại cư xử với mẹ như vậy. Tôi im lặng, chẳng chịu nói câu nào. Thế là bố tức quá, liền mắng :

- Con thôi cái thái độ đó đi, xem thử mình có quá đáng với mẹ không hả ? Con xin lỗi mẹ ngay cho bố.

Tôi cũng chẳng thua kém gì, bao nhiêu uất ức bấy lâu trong tôi dường như bùng phát :

- Đừng bắt con xin lỗi. Mẹ có thương con đâu. Hôm nay vì mẹ mà con bị các bạn chê cười. Mẹ làm con xấu hổ trước mặt tụi bạn. Tốt nhất mẹ đừng xuất hiện trước mặt các bạn con.

Tôi vừa nói chưa dứt câu, bố đã phừng phừng đỏ mặt, giáng tay định bạt tai tôi thì bị mẹ ngăn cản. Tôi tức đến nỗi chẳng để bố mẹ nói câu nào, tôi liền bỏ ra khỏi nhà thật nhanh dù ngoài trời, mưa đang rất to. Đêm mưa giá rét ấy, trên người chỉ mặc bộ đồ phong phanh, chân không mang lấy nỗi một đôi dép, tôi chỉ biết chạy sang nhà bà ngoại. Tôi vừa khóc vừa kể cho ngoại nghe, ngoại cố giải thích cho tôi hiểu ra vấn đề. Nhưng tôi vẫn cố chấp, cho rằng mình chẳng có lỗi gì, thậm chí còn tức điên lên vì sao mẹ không đuổi theo mình, tôi thầm nghĩ : “Có lẽ mẹ đã hết thương mình thật rồi” Đêm càng về khuya, tôi nằm ngủ trọn trong vòng tay của ngoại, không hiểu sao hình bóng mẹ lại hiện lên trong tâm trí tôi một cách rõ ràng. Trong giấc mơ, một tai nạn kinh hoàng đã xảy ra mà đến giờ tôi vẫn còn ám ảnh : mẹ vì cứu tôi khỏi chiếc

xe tải to lớn ở đằng xa mà đi mãi không ở bên cạnh tôi nữa bởi cơn nguy kịch chẳng thể cứu được mẹ. Bừng tỉnh dậy, tôi hốt hoảng xem đó có phải là sự thật không, và may thay đó chỉ là giấc mơ. Tôi khóc sướt mướt, thầm nghĩ : “Phải chăng tôi đang cảm thấy có lỗi” Sáng hôm sau, bố đến đón, tôi thực sự mới biết giấc mơ đêm qua chính là một điềm báo. Tối đó, vì đã cố đuổi theo đứa con hư hỏng này trong cơn mưa lạnh lẽo mà mẹ đã sốt cao và phải nhập viện. Tôi hốt hoảng vô cùng, mình đã gây ra một lỗi lầm lớn thật rồi. Bố liền đưa tôi đến bệnh viện, trên đường đi, bố cũng trò chuyện tâm sự với tôi. Những gì bố nói suốt quãng đường hôm đó chính là tất cả mọi điều mà mẹ đã hy sinh vì tôi. Những gì mẹ đã trải qua, những gì mẹ đã chấp nhận từ bỏ để có được điều tốt nhất cho tôi. Bố cũng nói thêm vì hồi mang bầu tôi khó, mẹ phải nghỉ việc ở nhà dưỡng thai và sau này tôi khó nuôi, hay bị bệnh, mẹ phải bỏ luôn công việc của mình ở một công ty lớn trong thành phố,ở nhà nội trợ. Vậy mà giờ đây tôi còn làm mẹ ra nông nỗi này. Đến phòng bệnh viện, tôi nhìn thân hình gầy gò, gương mặt xanh xao ốm yếu, tôi thương mẹ nhiều lắm. Cầm bàn tay sần sùi, ngăm đen vì suốt ngày làm lụng, nước mắt tôi cứ thế mà rơi. Nghĩ lại lời bố nói, tôi thấy đúng thật. Sáng nào mẹ cũng dậy thật sớm chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, hay mỗi bữa trưa, về đến nhà, bố con tôi chẳng phải làm gì, chỉ cần ngồi sẵn vào bàn đợi mẹ dọn cơm,pha sẵn nước cam. Rồi những món ngon mẹ tự tay làm, những chiếc áo được mẹ giặt ủi cẩn thận, tinh tươm. Mẹ tỉnh dậy trong cơn mơ màng, tôi vui mừng thốt lên :

- Mẹ tỉnh rồi hả ? Con xin lỗi mẹ nhiều lắm, mẹ đừng giận đứa con bất hiếu này nhé !

- Không sao đâu con à, mẹ cũng xin lỗi con – Mẹ tôi nghẹn ngào

Hôm sau mẹ xuất viện, gia đình chúng tôi lại quây quần bên mâm cơm do chính tôi và mẹ tôi chuẩn bị. Thật ấm áp và hạnh phúc biết bao ! Từ hôm ấy, tôi mới hiểu thêm về tình thương của mẹ và mẹ quan trọng với cuộc sống của mình như thế nào. Giờ đây, mỗi lần thiếu hơi mẹ là tôi cuống cuồng cả lên. Sau tất cả, tôi yêu mẹ nhiều hơn, thật bất hạnh đối với những ai không có mẹ. Vì vậy, tôi càng trân trọng những phút giây ở bên mẹ, tôi mong mẹ có thể trẻ mãi để có thể ở cạnh tôi, chăm sóc tôi và là bờ vai vững chắc cho tôi trong những bước ngoặt tiếp theo của cuộc đời.

Câu chuyện hôm ấy thật sự giúp tôi trưởng thành hơn. Đó là bài học thật sự đáng giá để bản thân không lần nào được khiến mẹ buồn lòng nữa. Qua đó, tôi mới hiểu được ý nghĩa thực sự của câu : “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,.

17 tháng 9 2018

Vào thế kỉ XV, dưới ách đỏ hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược tới tận xương tuỷ. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy lực lượng còn yếu. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần dẹp giặc.

Một đêm nọ, ở Thanh Hoá có người dân chài tên là Lê Thận đi đánh cá. Sau hai lần quăng chài, Thận đều kéo được một thanh sắt. Lần thứ ba cũng vậy. Xem kĩ, Thận mới biết đó là lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Sau đó, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một lần, Lê Lợi vào thăm nhà Thận, đột nhiên lưỡi gươm loé sáng. Lê Lợi cầm xem, thấy hai chữ Thuận Thiên, nhưng không biết đó là gươm quý. .

Một lẩn bị giặc đuổi, lúc chạy qua khu rừng, Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra trên ngọn cây cao. ông trèo lên thì phát hiện đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi giắt chuôi gươm vào thết lưng và giữ gìn cẩn thận. Ba ngày sau, Lê Lợi kể cho mọi người nghe chuyện này. Lê Thận đem lưỡi gươm của mình ra xin tra vào chuôi gươm thì vừa như in. Mừng rỡ, Lê Thận kính dâng thanh gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi.

Từ ngày có gươm thần, khí thế nghĩa quân tăng lên rất mạnh, xông xáo tung hoành tìm giặc, đánh đâu thắng đó. Quân Minh bạt vía kinh hồn phải rút chạy. Đất nước ta sạch bóng quân xâm lược.

Một năm sau ngày chiến thắng, vua Lê dạo chơi bằng thuyền trên hổ Tả

Vọng. Bỗng một con Rùa Vàng rất lớn nhô mình lên khỏi làn nước xanh. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nổi hẳn lên mặt nước và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua Lê rút gươm thả vềphía Rùa Vàng. Rùa đớp lấy và lặn nhanh xuống nước.

Một vệt sáng vẫn còn le lói dưới hồ sâu.

Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay hổ Hoàn Kiếm.

Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian Hà Nội vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ thủ đô văn hiến. Và nhắc đến câu chuyện về Hà Nội, dấu ấn đầu tiên của đọng lại trong chúng ta có lẽ  là hồ Gươm nơi còn lưu giữ câu chuyện về người anh hùng dân tộc  Lê Lợi trả gươm rùa thần, trong lòng hồ Tả Vọng. Chuyện kể rằng:

Vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu muôn vàn khổ cực. Mọi người căm hận chúng đến tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn, lúc ấy đang trong buổi đầu phất cờ khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, bị thua trận nhiều. Long Quân biết chuyện  quyết đinh cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.Hồi ấy, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quang chài Thận chỉ kéo được ột thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh, bỗng dưng chủ tướng thấy có ánh sáng lạ tỏa ra từ một góc nhà, ông đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi đi ngang qua môt khu rừng Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Khi trở về bèn lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến và hỏi nguồn gốc thanh gươm. Lúc ấy, Thận mới từ tốn kể lại câu chuyện ba lần vớt được thanh gươm nơi bến sông vắng. Biết đây là ý trời, Lê Thận dâng thanh gươm cho chủ tướng, mà tâu rằng: “ Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.”

Sau khi mọi người biết đó là gươm thần, nghĩa quân Lê Lợi ngày một nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận ấy bách chiến bách thắng. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày được vang xa, binh lực của quân ta cũng tăng lên gấp bội. Nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, chiếm được nhiều kho lương thực để nuôi nghĩa quân và phân phát cho nhân dân. Cứ như thế quân ta nhanh chóng quét sạch kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của nước ta. Cuộc sống nhân dân bình yên, no ấm.

Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng của vua đi đến giữa hồ, vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên động đậy. Cùng lúc đó, hai bên mạn thuyền bỗng dưng có con sóng  lớn, vua thấy thế bèn sai quân dừng thuyền lại. Rùa vàng liền tiếng đến phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói, vua hiểu ý, bèn lấy thanh gươm bên mình hướng về phía rùa vàng. Rùa vàng ngay lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.

Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vè vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng người anh hùng dân tộc Lê Lợi.

~HOk tốt~