X, Y (MX< MY) là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một liên kết peptit. Đun nóng 36,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y và este Z (C5H11O2N) với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 0,05 mol ancol etylic và hỗn hợp chứa 2 muối của 2 α-aminoaxit thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 1,59 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 26,5 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 45,2%
B. 29,8%
C. 34,1%
D. 27,1%
Vì ancol là C2H5OH ⇒ Z là este của alanin.
+ Quy đổi E thành CnH2n–1NO, H2O và C2H5OH ta có:
mHỗn hợp = 36,58 + 0,05×18 = 37,48 gam || Sơ đồ ta có:
37,48g(E) {CnH2n−1NO: 0,5; H2O: a+0,05; C2H5OH: 0,05} + NaOH
→ {CnH2nNO2Na: 0,5; C2H5OH: 0,05} +H2O: a+0,05
+ PT theo số mol O2 đốt cháy muối là: 0,5×6n−3)/4 = 1,59 ⇔ n = 2,62.
⇒ Bảo toàn khối lượng hỗn hợp E ⇒ mH2O = 2,34 gam ⇒ nH2O = 0,13 mol.
⇒ n(X + Y) = 0,13 – 0,05 = 0,08 mol.
+ Với ∑nα–amino axit trong X và Y = 0,5 – 0,05 = 0,45 mol.
Nhận thấy 0,45÷0,08 = 5,625 ⇒ Pentapeptit và Hexapeptit.
Đặt nPentapeptit = a và nHexapeptit = b ta có hệ:
{a+b=0,08
5a+6b=0,45
⇔{nPentapeptit = 0,03; nHexapeptit = 0,05
Gọi số C trong pentapeptit và hexapeptit lần lượt là a và b:
⇒ PT bảo toàn C trong peptit là: 0,03a + 0,05b = 0,5×2,62 –0,05×5 = 1,06 (ĐK 10≤a≤15 và 12≤b≤18)
⇔ 3a + 5b = 106 || Giải PT nghiệm nguyên ⇒ a = 12 và b = 14.
⇒ X có dạng (Gly)3(Ala)2 và Y có dạng (Gly)4(Ala)2.
⇒ %mX = 0,03×331)/36,58× 100 ≈ 27,1% ⇒ Đáp án D.