Chiều chiều ra đứng núi Bà
Núi Bà thì đó, còn nhà em đâu?
Em về Phù Mỹ chi lâu
Để anh ra đứng bờ dâu ngó chừng
ý nghĩa của câu ca dao là gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé !
Đứng bên ni, ngó bên tê, Đứng bên tê, ngó bên ni, mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông": Cho ta thấy, dù đứng ở vị trí nào, thì cánh động cũng rộng bao la, bát ngát, gợi cho ta sự giàu có, trù phú của quê hương
Cảm nhận : Câu ca dao chính là lời ca ngợi của một chàng trai về đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình. Chàng trai này luôn ngắm cánh đồng của quê hương mình từ mọi góc độ và mọi phía. Nhìn đâu, chàng trai cũng cảm thấy cánh đồng quê mình thật bao la, rộng lớn, mênh mông và bát ngát . Người đó cảm thấy tự hào và ca ngợi những cảnh vật thiên nhiên nơi mình sinh ra. Việc khéo léo sử dụng phép đảo giữa hai câu ca dao đã làm bài ca dao hay hơn và hình ảnh cánh đồng được hiện lên một cách chân thực nhất. Sự ngắm nhìn tỉ mỉ từ mọi góc độ của người đó đã khiến ta thấy rõ tình cảm yêu mến, quý trọng của người đó đối với cánh đồng quê hương. Qua đó, bài ca dao nhằm nổi bật lên sự ca ngợi, tự hàn về thiên nhiên nơi mình sinh ra của một chàng trai.
nói về cánh đồng lúa mênh mông ,đất nước rộng lớn END
tham khảo
. Nội dung chính của truyện Thánh Gióng. - Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đạ
1. Thể loại: Truyền thuyết
2. Bố cục: 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “nằm đấy”: Sự ra đời kì lạ của Gióng.
- Phần 2: Tiếp theo đến “cứu nước”: Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ của Gióng.
- Phần 3: Tiếp theo đến “lên trời”: Gióng đánh giặc Ân và bay về trời.
- Phần 4: Phần còn lại: Nhân dân ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.
3. Giá trị nội dung
- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
- Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng nhiều chi tiết tượng tượng kì ảo
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều!
***
Hướng dẫn lập dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về số phận của người phụ nữ xưa: chịu rất nhiều bất hạnh, không được quyền quyết định cuộc đời của mình.
- Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về thân phận của người phụ nữ, trong đó nổi bật là bài ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
II. Thân bài
- Ý nghĩa của bài ca dao:
+ Lời giãi bày của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Những lúc tủi hờn chỉ biết ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
- Thời gian:
+ Bài ca dao diễn tả tâm trạng của người phụ nữ vào buổi xế chiều.
+ Buổi xế chiều: thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vấn. Đây cũng là thời điểm người phụ nữ tự đối diện với lòng mình.
+ “Chiều chiều”: không phải là một buổi chiều cụ thể nào cả mà đó là chỉ thời gian chung chung, giờ khắc của ngày tàn.
- Không gian:
+ “Ngõ sau”: Gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi đòi.
+ “Quê mẹ”: một nơi xa, nơi có những người thân trong gia đình, nơi chứa đựng những yêu thương, những sẻ chia ấm lòng người.
+ “Chín chiều”: là chín bề, nhiều bề.
+ Nỗi đau chín chiều là nỗi đau quặn thắt, không nói nên lời, âm ỉ, dai dẳng làm héo hon lòng người.
⇒ Thời gian “chiều chiều” kết hợp với không gian “ngõ sau” gợi lên tình cảnh tội nghiệp của người phụ nữ: nhỏ bé, thui thủi một mình, đáng thương.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều góp phần gợi tả bi kịch của đời người phụ nữ: họ không bao giờ thoát khỏi các vòng khổ đau của định mệnh.
⇒ Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ: nặng nề, đau xót hơn.
III. Kết bài
- Bài ca dao có sức lay động những nỗi nhớ quê sâu kín của con người.
- Là lời tố cáo những tư tưởng phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào những khổ đau của cuộc đời.
Học tốt !!!
#Min
Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người chồng người cha. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là câu ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."
Câu ca dao là lời giãi bày tâm sự của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến, người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được quyền bình đẳng, phải hứng chịu những đau đớn trong cuộc đời. Việc lấy chồng là việc hệ trọng của đời người nhưng người phụ nữ thời đó phải chấp nhận cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thậm chí phải lấy chồng lấy vợ từ khi lên năm lên ba. Sống trong nhà chồng người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
Câu ca dao diễn tả tâm trạng người phụ nữ vào buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “đứng ra ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.
“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” là bài ca dao có sức lay động những miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, câu ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Câu ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
.Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.Chúc bn hc tốt!
Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi đó là:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vẫn là thi pháp thường gặp trong ca dao, tác giả dùng cách so sánh ví von để tạo các hình ảnh song hành: Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Núi gợi lên sự cứng cáp, hiên ngang chống đỡ chẳng khác nào người cha trong gia đình. Có việc gì khó thì cha sẵn sàng đưa vai gánh vác, cha lo toan mọi việc lớn trong gia đình, cha là người sẵn sàng che chở cho con trước những phong ba bão táp của cuộc đời, cha là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần cho con. Những gánh nặng cuộc đời cha đảm đương nhận lấy, cha làm tất cả vì cuộc đời con. Ôi! Công lao của cha làm sao nói hết, nó tựa núi Thái Sơn vời vợi không đo được chiều cao. Công lao của cha bao la như vũ trụ, kì vĩ như ngọn núi ngất trời.Song hành với công lao cha là nghĩa mẹ. Mẹ “mang nặng đẻ đau”, mẹ chắt chiu từng dòng sữa ngọt ngào để nuôi con khôn lớn. Mẹ lo cho con từng cái ăn, cái mặc, mang đến cho con từng giấc ngủ yên bình. Mẹ thầm lặng hi sinh vì con cái:
Chỗ ráo con nằm chỗ ướt mẹ lăn.
Có những bà mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lọ kiếm miếng ăn cho con mình:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Công lao của cha mẹ kể sao hết được, nó như nước trong nguồn luôn chảy mãi. Nghĩa mẹ thật bao la, nó vô tận như nước trong nguồn không bao giờ khô cạn. Nước nguồn là nước trong suốt, mát lành. Nhờ có nước nguồn mà ao, hồ, sông, suối được tồn tại. Nước nguồn thầm lặng chảy mãi trong tự nhiên, nó chẳng, khác nào nghĩa mẹ đối với cuộc đời con, mẹ luôn luôn lo lắng cho con. Bởi thế, nhà thơ Chế lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Công cha và nghĩa mẹ như thế đấy! Bởi thế, chúng ta hãy sống cho xứng đáng với công lao của cha mẹ, sống cho trọn hiếu trọn đạo. Hiếu ở đây là hiếu nghĩa, hiếu thuận. Hiếu với cha mẹ, tổ tiên, cội nguồn, thuận hòa trong gia đình, dòng họ, kính trên nhường dưới. Thuận ở đây không những là đạo làm con, mà còn phải là đạo làm người, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”..Những ai đi ngược đạo lí ấy thì sẽ là những con người sống không trọn đạo hiếu, bất nghĩa, bất nhân. Không hiếu với cha mẹ thì làm sao hiếu với dân, trung với nước? Làm sao trở thành những công dân tốt? Những người ấy sẽ làm cho cha mẹ họ đau buồn biết chừng nào. Bởi vậy, câu ca dao là lời răn dạy thâm thúy, nó nhắc nhở con người phải thấy được công lao to lớn của cha mẹ, nó nhẹ nhàng khuyên nhủ con người phải sống cho tròn đạo nghĩa.Bài ca dao cho thấy tình cảm gia đình, tình cảm gắn liền với trách nhiệm của mỗi con người. Với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng, lời ca dao êm ái nhẹ nhàng tựa lời dạy làm người của cha, nó tựa lời khuyên sống tròn đạo hiếu của mẹ. Ca dao đã mượn hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cha con bất diệt. Câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng nó là một bài học làm người mà ông cha ta đã để lại cho bao thế hệ sau.
" Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"
1.Các bài ca dao trên gieo vần gì ?
A.Vần chân
B.Vần lưng
2.Các bài ca dao trên gieo vần như thế nào?
A.Vần liền
B.Vần cách
3.Cụm từ"Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A.So sánh
B.Ẩn dụ
C.Nhân hoá
D.Hoán dụ
Bài 1
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài 2
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bài 3
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Bài 4
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Qua 4 bài ca dao vừa học, em hiểu về tâm hồn của người Việt Nam ta, đặc biệt la tinh thuong bao la tinh thuong cua gia dinh la noi bo,me sinh ra chung ta am u chung ta k cho minh nhe
i don't now
mong thông cảm !
...........................
Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn... Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa... và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Cả bài thơ nhuốm đầy tâm trạng nhớ nhung, đau xót. Một tâm trạng có lẽ làm tím cả trời chiều mênh mang.
Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.
Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.
Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.
Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.
Câu ca dao là lời ngỏ ý muốn hỏi nhà cô gái của chàng trai.