K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2021

 

Trong truyện " Kiều ở lầu ngưng bích ",  Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều. 

                      Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

                   Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình. 

                            Bên trời góc bể bơ vơ

                Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Một mình nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể nafgn nhó về Kim Trọng nỗi nhớ đau đớn, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ phai nhạt. Câu thơ " tấm son gột rửa bao giờ cho phai " vừa sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vừa là câu hỏi tu từ. Từ " tấm son " nghĩa là luôn giữ tấm lòng chung thủy, son sắc. 

                      Xót người tựa cửa hôm mai…

              Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?

Nàng sót thương cha mẹ khi sáng chiều " tựa cửa " ngóng tin con, nàng không khỏi day dứt khôn nguôi vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không thể tự tay chăm sóc. Tác giả sử dụng thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh" để nói lên tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Kiều.

                       Sân Lai cách mấy nắng mưa 

                    Có khi gốc tử đã vừa người ôm 

Cụm từ " Sân lai, gốc tử " thể hiện tâm trạng xót xa, lo lắng của Kiều. Hình ảnh " cách mấy nắng mưa " vừa gợi sự xa cách vừa gợi sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật. Trong cảnh ngộ như vật Kiều là một người vô cùng đáng thương nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về người yêu, nhớ về cha mẹ không biết giờ này họ ra sao. Nàng là một người chung thủy, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đáng trân trọng. Trong bài thơ, còn có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là Kiều ẫ bày tỏ nỗi nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau bởi trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 

* đây là mình có tham khảo một chút ở trên mạng ạ * 

Chúc bạn học tốt !!! yeu

 

4 tháng 3 2023

    Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

19 tháng 11 2018

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

             Hồ Xuân Hương

hok tốt 

# Puka #

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn