Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:
A. 5,4 %
B. 5,76%
C. 37,12%
D. 34,8%
Đáp án D
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối,
a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường.
B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng.
Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau.
F1: 48,96% A-B- : 47,04% A-bb : 4% aa
Do 2 gen phân li độc lập
⇒ Tỉ lệ A-B- : A-bb = tỉ lệ B- : bb
⇒ Vậy B- : bb = 51 : 49
⇒ Tỉ lệ bb = 49%
⇒ Tần số alen b là 0,7 và tần số alen B là 0,3
⇒ Cấu trúc qua các thế hệ là 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb
Tỉ lệ aa = 4%
⇒ Tần số alen a ở đời P là 0,2
⇒ Tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 0,4
⇒ P: 0,6 AA : 0,4 Aa
Vật P: (0,6 AA : 0,4 Aa) × (0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb)
Tỉ lệ cây P thuần chủng về cả 2 cặp gen là 0,6 × (0,09 + 0,49) = 0,348 = 34,8%