K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:
👉🏻
Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa - Văn 6 (10 mẫu)👈🏻
 

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Tuổi thơ em gắn liền với nhưng “câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể”, anh Khoai trung thực, hiền lành cưới được con gái phú ông, cô Tấm vượt qua bao gian khó giữ lấy cho mình cuộc sống hạnh phúc hay chàng Thạch Sanh dũng cảm và tốt bụng khiến công chúa rung động,… Và đặc biệt không thể không kể đến chuyện về anh chàng Sọ Dừa, một câu chuyện thú vị và chứa đầy tình yêu thương.

Truyện kể rằng, có vợ chồng ông lão nọ đi ở cho nhà phú ông, họ chăm chỉ và hiền lành lắm nhưng ngoài 50 rồi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm khi vào rừng đốn củi, trời nắng to mà khát nước quá, chợt thấy cái sọ dừa ở gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bê lên uống, Thế rồi bà có mang. Không lâu sau, người chồng mất, bà sinh ra một đứa con nhưng nó lại không tay, không chân, tròn lông lốc như một quả dừa, bà buồn lắm, toan vứt nó đi nhưng đứa bé lại cất tiếng nói:

 

- Mẹ ơi! Con là người đấy, mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Bà lão thương con, đành nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Lớn lên, sọ dừa vẫn thế, không làm được việc gì, bà mẹ vô cùng phiền lòng. Biết vậy, Sọ Dừa nhờ mẹ xin cho đến chăn bò cho nhà phú ông. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng lại nghĩ Sọ Dừa ăn ít cơm, công lao cũng chẳng tốn là bao nên ông đồng ý, chẳng ngờ Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, ban ngày cậu chăn bò ra đồng, tối lại chăn về, con nào cũng no căng béo tốt, phú ông ấy thế làm mừng. Ngày mùa bận bịu, tôi tớ ra đồng hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm ra cho Sọ Dừa. Hai cô chị kiêu kỳ, hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út vốn tính thương người đối xử với anh tử tế.

Một lần khi mang cơm ra cho Sọ Dừa, nghe có tiếng sáo véo von, rón rén lại gần, cô út thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Nhưng khi đứng dậy thì lại chỉ còn Sọ Dừa nằm lăn long lốc ở đó. Nhiều lần như vậy, biết Sọ Dừa không phải người thường, cô đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ, bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng con năn nỉ mãi, bà cũng bằng lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn cưới được con gái ta thì phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão về nhà, nghĩ chắc cũng thôi nghỉ hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, trong nhà có đủ sinh lễ, cả giai nhân chạy từ nhà dưới nhà trên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi, chỉ có cô út cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Ngày cưới, nhà Sọ Dừa cỗ bàn linh đình, tấp nập giai nhân, khi rước dâu, không thấy Sọ Dừa lăn long lốc đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng cạnh cô út. Hai cô chị thấy vậy vừa tiếc nuối vừa ghen tức. Từ ngày đó, vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh, chăm chỉ đèn sách, quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Nhưng chằng bao lâu sau được vua sai đi sứ. Trước khi đi, Sọ Dừa có đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng, nói là để hộ thân. Hai cô chị độc ác muốn hại em để thay làm bà trạng. Nhân lúc quan trạng đi vắng, sang rủ cô em đi chèo thuyền rồi đẩy cô em xuống nước, cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra. Sống qua ngày bằng cách đánh cá lây lửa nướng để ăn, hai quả trứng nở thành một đôi gà, bầu bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống gay to:

- Ò ó o… phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng thấy thế bèn cho thuyền vào xem, hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, quan trạng mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, hết tiệc mới dẫn vợ ra. Hai cô chị thấy em, xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ ra đi biệt xứ.

Truyện Sọ Dừa là một trong những truyện đặc sắc và ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, người ở hiền thì gặp lành, tốt bụng chân thành thì sẽ được đền đáp xứng đáng, và những kẻ ác sẽ không bao giờ có được kết cục tốt đẹp.

22 tháng 9 2018

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Hãy kể lại truyện' Sơn Tinh, Thủy Tinh " bằng lời văn của em 

Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.

Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.

Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.

Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.

Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.

Cuộc chiến gay go diễn ra suốt nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng với sự đoàn kết của người dân và tài năng phép thuật của Sơn Tinh, Sơn Tinh và nhân dân đã chiến thắng Thủy Tinh, đẩy lùi dòng nước. Thủy Tinh thua trận đành rút quân về.

Sơn Tinh bảo vệ được vợ và sự bình yên cho người dân. Tuy nhiên không chấm dứt ở đó, mỗi năm sự giận dữ của Thủy Tinh lại nổi lên, cuộc chiến vẫn không kết thúc. Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân, nhờ tài năng của Sơn Tinh mà luôn đẩy lùi được được cơn phẫn nộ sông nước của Thủy Tinh.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

1 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.

Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.

Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.

Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.

Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.

Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.