K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2016

b) Nắng mưa từ những ngày xưa 
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan 
Hai câu thơ tài tình bởi đã gọi đúng tên sự vệc, một sự việc bao gồm cả một đời người, nêu không muốn nói bao gồm mọi đời người trong có vẻn vẹn mười bốn âm tiết. Một đứa con dẫu còn măng sữa, mà đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động. Cả hai dòng thơ cô đúc, không có từ nào không hàm chứa một lượng thông tin cần thiết, đặc biệt với từ “lặn” không thể chính xác và biểu cảm hơn.

22 tháng 1 2016

Toán lớp 6 có học cái này à?

28 tháng 10 2016

nắng mưa:là những vất vả của mẹ

 

28 tháng 10 2016

Còn ý nghĩa của từ "Lặn"thì sao???

23 tháng 1 2016

--Từ nắng mưa được dùng theo nghĩa gốc. Vì nghĩa này được xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hnhf thành ra nghĩa khác.

---Mình chỉ biết làm câu a thôi nha!

 

Trần Đăng Khoa in bài thơ đầu tiên năm 1966, khi Khoa lên tám tuổi. Nhưng bắt đầu làm thì chắc còn sớm hơn. Đó là hiện tượng hy hữu trong lịch sử văn học nước ta, là sự gặp gỡ của những yếu tố chủ quan và khách quan có một không hai, đủ sức tạo ra một hiện tượng tuyệt đẹp của thời đại cách mạng. Tuy nhiên, ở đây tôi chưa muốn nói nhiều về hiện tượng này, mà chỉ thử xem xét đến một trong những sáng tác thời niên thiếu của “thần đồng thơ” này, hy vọng qua đó có thể khám phá ra một vài nét gì đó trong bản sắc thơ Trần Đăng Khoa chăng. Vào lứa tuổi còn ham chơi giun đế, nhưng bên cạnh những bài thơ hồn nhiên rất trẻ con, nhà thi sĩ tí hon đã tỏ ra già trước tuổi rất nhiều khi không ít lần đem vào thơ những chuyện chẳng trẻ con một tí nào. Những bài như thế không có tội tình gì và cũng rất Trần Đăng Khoa thôi, nhưng khi thời cuộc đã đi qua, cũng như nhiều tác phẩm cùng thời khác, sau này đọc lại ta có cảm giác sức sống của chúng hao mòn đi khá nhiều, đôi lúc còn gây dị ứng. Có lẽ vì thế mà tôi đã chọn bài Mẹ ốm để viết những dòng này, vì ở bài thơ này, Khoa đã đạt đến cả tính chân thực cuộc sống cũng như tính chân thực nghệ thuật rất cao. 
Bài thơ mang tính chân thực trước hết vì nó là thứ tình cảm thiêng liêng của muôn đời, một thứ bản năng gốc, tức là lòng yêu thương vô bờ của đứa con với người mẹ, huống chi đây lại là một đứa con còn bé bỏng. Người ta có thể khôn ngoan ở đâu, mánh lới với ai, nhưng khi đến trước người mẹ ruột, ta luôn trở lại là một đứa trẻ thơ ngây, hồn nhiên như thuở còn tấm bé:
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Nói “mẹ thích vui chơi” là cách nói của trẻ con, nhìn từ góc độ trẻ con, tức là tiếp thu hình ảnh người mẹ qua lăng kính trẻ con, cũng như câu tiếp đó: hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu – ta nghe như cậu bé đang phân bua với ai đó, mặc dù cậu chỉ tự nói một mình: đặc thù của trẻ con là luôn tưởng mình là người lớn, và vì vậy chúng lại càng trẻ con hơn. Và trẻ con thì thích tò mò, ưa quan sát:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay 
Câu thơ trên ngỡ như tự nhiên như không, nhưng đó là một lối nói mà không có kỹ năng nghề nghiệp không dễ dùng được. Còn câu dưới,với chi tiết Truyện Kiều thì để lộ một tài thơ rõ rệt, vì chi tiết rất thực trong đời thực này lại mang đầy sức mạnh nghệ thuật, bởi nó nói lên bao điều về người mẹ, đến mức nếu ta muốn giảng giải cho ra nhẽ thì phải tốn không ít giấy mực! Từng bước một, ta thấy xuất hiện một bản lĩnh thơ thực sự nghĩa là khả năng nghe được những tiếng nói sâu thẳm vốn là bản chất của hiện tượng mà người thường không dễ gì nghe ra và hơn thế nữa khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh vi ấy bằng thứ ngôn ngữ giản dị, chính xác và giàu hình ảnh có thế gây hiệu quả tình cảm mạnh mẽ:
Nắng mưa từ những ngày xưa 
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan 
Hai câu thơ tài tình bởi đã gọi đúng tên sự vệc, một sự việc bao gồm cả một đời người, nêu không muốn nói bao gồm mọi đời người trong có vẻn vẹn mười bốn âm tiết. Một đứa con dẫu còn măng sữa, mà đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động. Cả hai dòng thơ cô đúc, không có từ nào không hàm chứa một lượng thông tin cần thiết, đặc biệt với từ “lặn” không thể chính xác và biểu cảm hơn. Nhà thơ mười hai tuổi này thật đã lồng vào trong thơ cả tài và tình khi tiếp tục làm ta kinh ngạc vì những chi tiết nhận xét không phái chỉ bật lên từ con mắt mà là từ trong sâu thẳm trái tim: 
Cả đời đi gió đi sương 
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Còn nhớ có lần Trần Đăng Khoa đã từng nói rằng Khoa không phải là nhà thơ viết cho thiếu nhi. Quả thực điều này cũng dễ nhầm lẫn. Đã đành một đứa trẻ đặt bút thì mọi điều cậu ta viết ra đều là của một đứa trẻ. Nhưng một đứa trẻ thi sĩ thì là của chung tất cả mọi người, cậu bé hay cô bé ấy có thể đem cả thế giới vào trong thơ theo cách của mình, mà vị tất cách ấy đã kém sâu sắc, kém thấu thị hơn ở những người lớn. Với một câu thơ như câu thơ trên, những thi sĩ lớn tuổi cũng phải ngả mũ chào, bởi dẫu có được cái tinh tế và nhạy cảm thi sĩ như Khoa thì ít ra những người lớn cũng hoặc làm cho câu thơ già đi hoặc làm cho nó mang cái vẻ trẻ con giả vờ rất khó chịu. Với trường hợp những câu thơ kỳ diệu như thế này, cùng lúc Trần Đăng Khoa phải vận động theo hai quá trình ngược nhau, phải trưởng thành lên để nhìn nhận sự việc bằng sự từng trải của một người lớn, lại phải quay trở về với bản chất trẻ con của mình. Sự phân thân, hay chính là nhập thân không biết nữa đã làm cho cậu bé như có hai cuộc đời trong một con người. Khổ thơ tuyệt vời tiếp đó càng khẳng định khả năng phân thân này của tài năng thiên bẩm Trần Đăng Khoa: 
Mẹ vui, con có quản gì 
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca 
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Xưa nay có nhiều câu thơ hay nhưng rất ít đạt đến song toàn: hoặc cái tài lấn cái tình, hoặc ngược lại. Bốn câu thơ trên của Khoa, cùng với cả những câu trên kia nữa, cùng lúc làm cho ta vừa trân trọng cái tình, lại vừa khâm phục cái tài, thật là tài tình trọn vẹn. Nhà nghệ sĩ tí hon thuở ấy đã làm được cùng lúc những việc ngỡ như trái ngược nhau: vừa trẻ con, vừa người lớn, vừa tỉnh táo vừa đắm say, một chân đặt giữa đời, một chân đứng vững trên mảnh đất của nghệ thuật. Một sự kết hợp tài tình đến như vậy, không chỉ trong thế kỷ này, mà trong cả lịch sử cũng thật hiếm hoi.

22 tháng 1 2016

a. Tu nang mua duoc dung voi nghia goc. Vi tu nang mua o trong bai tho tren nghia la thoi tiet

 

22 tháng 1 2016

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn (như 1+1 = ?). Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web hoc24.vn để được giải đáp tốt hơn.

26 tháng 1 2018

Theo tôi thì....

Bài làm:

a) "Nắng Mưa" là những từ chỉ vui, buồn, khổ cực trong cuộc đời mẹ.

b) Từ "Lặn" trong bài thơ chỉ sự cố gắng, gian nan nhưng vẫn cố gắng làm việc.

Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ:

- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.

2. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2:

- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống; 
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)

Câu 16. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả Trần Đăng Khoa? A.                Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.B.                 Vì con mẹ khổ đủ điều        Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.C.                 Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.D.                Đêm nay con ngủ giấc tròn,       Mẹ là ngọn gió của...
Đọc tiếp

Câu 16. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ “Mẹ ốm” của tác giả

Trần Đăng Khoa?

A.                Nắng mưa từ những ngày xưa 

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

B.                 Vì con mẹ khổ đủ điều 

       Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

C.                 Rồi ra đọc sách, cấy cày 

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

D.                Đêm nay con ngủ giấc tròn,       Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 17.  Hãy sắp xếp các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

 

(1)  Mỗi cuống hoa ra một trái.

(2)  Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.

(3)  Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

(4)  Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

(5)  Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. (6) Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

 

A.(5) – (3) – (4) – (2) – (1) – (6)          C.  (5) – (4) – (1) – (3) – (2) – (6)             

     B. (5) – (4) – (2) – (3) – (1) – (6)               D.  (5) – (3) – (2) – (4) – (1) – (6)     MÌNH SẼ TÍCH NHA

5
1 tháng 8 2021

16. D

17. A

1 tháng 8 2021

16D

17B

Trong khổ thơ 'Mẹ ốm' TRần Đăng Khoa viết:

            "Nắng mưa từ những ngày xưa

             Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan"

a)Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào?

b)Nêu nét đặc sắc của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 

a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 2 điểm

- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 

- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.

b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2

- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộcđời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹtrong cuộc sống;  1 điểm     - Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ:  ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến ...)

a) Từ nắng mưa ý chỉ những khó khăn, gian khổ mà mẹ đã trải qua trong cuộc sống, dài nắng dầm mưa chỉ mong muốn con mình được hạnh phúc, gia đình được ấm no mà không màng đến bản thân mình có mệt nhọc hay không.

b) Nghệ thuật đặc sắc khi sử dụng từ "lặn":

+ Câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả của mẹ, nhưng làm cho nhấn mạnh, khắc sâu hơn

+ Qua đó, thấy được nỗi cực nhọc của mẹ không thể nào bồi đắp

Study well

2 tháng 1 2020

nắng mưa là trời nắng và trời mưa

2 tháng 1 2020

nghĩa gốc: chỉ̉̉ hiện tượng thời tiế́t tự nhiên

nghĩa chuyển: những gian lao, vất vả̉̉̉̉̉̉ ,khó nhọ̣c  mà mẹ trải qua( hình ả̉nh ẩn dụ̣̣̣̣)

22 tháng 2 2017

1. Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ:

- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.

2. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2:

- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)

2 tháng 3 2017

Hai khổ thơ trên thích trong bài thơ''Mẹ ốm'' của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Câu thơ thứ 2 rất đặc sắc trong việc sử dụng từ''lặn'': vừa là động từ, vừa kết hợp với nghệ tuật nhân hoá giúp nhà thơ thể hiện được sự gian lao,vất vả trong cuộc đời mẹ nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao vất vả của người mẹ trong cuộc sống.

Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ ko thay đổi, bù đắp. Nếu thay bằng các từ''ngấm, thấm,..'' thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua có thể tan biến đi.

Viết dược những vần thơ hay như vậy, chắc hẳn nhà thơ phải yêu mẹ mình lắm. Nhà thơ đã nói hộ lòng của mọi người.Bài thơ giúp em hiểu và thêm yêu quý, kính trọng mẹ mình hơn.