Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; nếu trong kiểu gen có chứa alen A thì màu sắc hoa không được biểu hiện và có kiểu hình hoa trắng, alen lặn a không có khả năng này. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cặp gen B, b nằm trên NST số 1; cặp gen A, a và D, d cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 2. Cho một cây hoa trắng, thân cao giao phấn với một cây có kiểu gen khác nhưng có cùng kiểu hình, đời con thu được 6 loại kiểu hình. Trong đó, kiểu hình hoa vàng, thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng nếu có hiện tượng hoán vị gen ở cả hai giới thì tần số hoán vị gen của hai giới là bằng nhau. Tần số hoán vị gen có thể là bao nhiêu trường hợp trong số các trường hợp dưới đây?
I. 20%.
II. 40%.
III. 16%.
IV. 32%.
V. 8%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án C
Có 3 trường hợp thỏa mãn là I, III, IV.
Màu hoa có 3 kiểu hình: đỏ (aaB_); vàng (aabb); trắng (A_B_, A_bb). D: cao, d: thấp.
P: trắng, cao (A_D_) x trắng, cao (A_D_) → F1 đủ 6 loại kiểu hình → ít nhất 1 ben sẽ phải có alen B.
F1: bb(aadd) = 1%. Xuất hiện bb
→ P: Bb x Bb hoặc Bb x bb
Xuất hiện (aadd) → P: (Aa, Dd) x (Aa,Dd).
Trường hợp 1: Bb x Bb → bb = 0,25
→ (aa,dd) = 0,01 : 0,25 = 0,04 =0,4 x 0,1 = 0,2 x 0,2 = 0,08 x 0,5
Với 0,04 = 0,4ad x 0,1ad → tần số hoán vị gen f = 0,2.
0,04 = 0,2ad x 0,2ad → kiểu gen của P giống nhau, loại trường hợp này.
0,04(aa,dd) = 0,08ad x 0,5ad → tần số f = 0,16 (ở đây hoán vị xảy ra ở 1 giới
Trường hợp 2: Bb x bb → bb = 0,5
(aa,dd) = 0,01 : 0,5 = 0,02
Nếu hoán vị gen xảy ra ở 1 giới: 0,02(aa,dd) = 0,04ad x 0,5ad → f = 8%
Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới: tần số hoán vị gen là 2x, 2 bên cho giao tử ad = x và (0,5 – x)
→ (0,5 – x) × x = 0,02 → x = 0,044 → f = 8,8%