Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chắc hẳn bạn nào cũng đã có những lần làm cha mẹ buồn lòng, tôi cũng có rất nhiều lần làm cha mẹ buồn phiền nhưng lỗi lầm mà tôi không bao giờ quên đó là chủ quan khi làm bài kiểm tra.
Hôm đó là ngày thứ 4, tôi có một tiết kiểm tra Tiếng Anh . Tối hôm thứ 3 sau khi ăn tối cha mẹ tôi có dặn tôi đi lên tầng học bài để hôm sau làm bài cho thật tốt. Miệng tôi nói " vâng ạ " nhưng khi tôi thực hiện thì lại trái lời cha mẹ. Tôi lên tầng đóng cửa lại rồi ngồi nghe nhạc và nằm lăn ra giường , cứ nghĩ là tôi đang học nên mẹ không lên làm phiền tôi. Cha tôi đi qua phòng và thấy nhạc phát ra từ trong nên cha gõ cửa và gọi
- Con gái, con đang học hay ngồi chơi vậy?
Tôi vội vã tắt nhạc và giả vờ mở sách ra để lừa dối cha, nhưng tôi đã bị cha phát hiện. Mẹ tôi chạy lên và hỏi:
- Có chuyện gì sao con, khi nhìn vào phòng cha và mẹ trên gương mặt ấy với nét thất vọng, cha mắng tôi:
- Sao con không chịu học hành đi, mai kiểm tra rồi. Con hư lắm, sao con lại làm vậy với cha mẹ.
Lúc đó tôi chỉ biết cuối mặt xuống và xin lỗi , mẹ tôi ôm tôi và nói:
- Con lo học đi rồi mai làm bài cho tốt.
Tôi vẫn với cái vẻ mặt không thích đấy mà làm theo ý mình. Sáng hôm sau , tôi xuống ngồi ăn sáng với cha mẹ và nói:
- Cha mẹ yên tâm đi con hứa con sẽ làm bài cho cẩn thận mà. Lần nào kiểm tra 15 phút con đều làm tốt giờ kiểm tra 45 phút có sao đâu. Con sẽ hoàn thành tốt thôi.
Cha tôi chỉ nói " ờ lo mà làm bài cho tốt" rồi cha đứng dậy. Khi bắt đầu làm bài, tôi vẫn làm như mọi khi và vẫn về khoe với cha mẹ rằng hôm nay con làm hết bài và con chắc 100%. Nhưng thực tình đâu như vậy, đến hôm sau khi trả bài tôi được có 8 điểm kiểm tra. Lúc đó tôi cảm thấy rất xấu hổ và ngượng ngùng với mấy đứa bạn trong lớp. Về nhà mẹ chạy đến bên tôi và hỏi:
-Con được mấy điểm làm bài có tốt không?
Lúc đó , cha tôi cũng ở đấy. Tôi ôm cha và mẹ và nói:
-Con xin lỗi cha mẹ, chỉ vì chủ quan mà điểm của con không được như ý muốn. Con thực tình xin lỗi, con hứa con sẽ không bao giờ chủ quan nữa đâu.
Lúc đó cha tôi mắng:
- Đấy nói rồi mà đâu chịu nghe đâu, lúc nào cũng chỉ biết nghe theo ý mình.
Tôi biết cha tức giận vậy cũng chỉ muốn tôi nên người và trưởng thành hơn thôi. Từ hôm tôi chăm chỉ hơn về việc học hành và không chủ quan nữa. Nhất là với môn Tiếng Anh của tôi.
Đó là câu truyện của tôi đấy, một bài học đường đời không thể quên trong suốt thời học sinh. Tôi học được một bài học rằng " Học hành vất vả kết quả ngọt bùi."
Mở bài:
- Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
- Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
Thân bài:
- Diễn biến sự việc.
- Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
- Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
Kết bài: Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bài làm:
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
Dàn ý Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc
Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen e ngoan. Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh xảy ra việc:
- Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn
- Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường
- Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rut rè và lo sợ
- Tôi chấp nhận đi học trễ để giúp bà cụ qua đường
2. Diễn biến sự việc:
- Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?
- Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”
- Tôi đề nghị giúp bà qua đường
- Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý
- Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng
- Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau
- Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học trễ
- Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe
- Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình
- Tôi tự hào về việc làm của tôi
- Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa
Sau 1 tuần làm việc mệt nhọc. Vào cuối tuần , gia đình em có một bữa cơm chiều thân mật. Nhưng hôm đó em đã gây ra 1 việc khiến cha mẹ em buồn lòng.
Như thường lệ bố em đi công tác tới cuối tuần mới về nên cả gia đình chỉ được sum họp vào tối thứ 7. hôm đó lại là một ngày khá đặc biệt - sinh nhật mẹ em. bố và em cùng với cu Bin thi nhau trổ tài mỗi người một việc để tổ chức bữa tối thật là ý nghĩa.... khi mọi việc xong xuôi, bố bảo em mang bát canh ra. Đi đứng hấp tấp thế nào mà em lại bị vấp làm bắn hết nước canh lên chiếc áo của mẹ - chiếc áo bố mua tặng mẹ nhân dịp sinh nhật . em vội xin lỗi mẹ . mẹ chỉ ừ mà không mắng em nhưng em biết bố mẹ không vui. em đã làm hỏng bữa cơm ý nghĩa mà ba bố con đã mất rất nhiều công đẻ chuẩn bị.em thấy mình rất có lỗi.
Em vô cùng hối hận về việc làm hôm đó, em rất buồn vì việc làm của mình.em muốn xin lỗi bố mẹ thật nhiều, thật nhiều qua việc làm ấy em đã rút ra được một bài học: đi đứng phải nhẹ nhàng , không phải hấp tấp nếu không sẽ hỏng chuyên.
Như chúng ta đã biết cha mẹ là những đấng sinh thành, và những câu thơ về tình cha mẹ được rất nhiều các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng viết lên bằng ngòi bút tài ba của mình, nhung cũng có những bài nói về việc con cái khiến cha mẹ buồn phiền. Còn tôi đang ở tuổi học sinh thì việc khiến cha mẹ buồn đó là một lần tôi đã lừa dối cha mẹ. Còn bạn?"
Đó là mở bài còn thân bài thì viết là: ngày đó tôi là 1 co bé rất chăm chỉ, lại chăm học được thầy cô và bạn bè kính trọng dù nhà tôi nghèo. hôm đó cũng như mọi hôm trên đường về nhà thì "bộp" một cách tay của nhóc trung đập vào vai tôi nó nói:"chiều nay tớ tới nhà rủ cậu đi chơi nhé" lúc đầu tôi không đồng ý nhưng sau đó cậu ấy năn nỉ mãi nên tôi cũng theo.
như đúng hẹn chiều hôm đó cậu ấy đến nhà tôi đèo tôi đi ăn chè ở quán bà Tám mà quán chè của bà ấy làm tuyệt cú mèo. tôi xơi 2 cốc còn nó những 4 cốc rồi nó rút tờ 50 ngàn mới tinh ra trả tôi rất ngạc nhiên nhung cũng phải thôi nó là con "đại gia" mà. rôi kể từ hôm đó nó cứ mời tôi đi ăn. rồi một hôm nó bảo ngày mai cậu mời tớ đi ăn nhé. tôi hơi phân vân nhưng rồi cũng gật đầu. hôm đó tôi ra ngoài sân thì thấy mẹ tôi cất tiền vào tủ. sau đó mẹ tôi đi làm tôi vào học thì nhớ tới lời hứa với thằng trung. tôi run run tiến vào cái tủ gỗ mở nó ra vì tôi thấy mẹ tôi cất tiền ở đó mà. tôi lấy được một cái túi và mở ra là những tờ 100 với 50 chục tôi hồi hộp định toan lấy luôn tờ 50 nhưng tôi sợ và lo cho mẹ vì đó là tháng lương của mẹ để nuôi gia đinh tôi lấy ra rồi lại cất vào rồi nghĩ tiền nhiều vậy mình lấy một tờ có sao đây rồi tôi lấy luôn tờ 50. như đã hẹn tôi mời thằng trung ắn chè rồi về nhà nhưng ko hiểu sao hôm đó tôi cứ thấy áy nầy ăn không ngon. rồi bất chợt mẹ tôi hỏi:"lúc chiều con đi ăn chè với thằng trung à con lấy tiền của mẹ đấy à" mẹ tôi nói xong chưa hết câu tôi đã run bần bàtva nói"con con... con xin lỗi mẹ" mẹ tồi nói" con hư quá lúc chiều mẹ thấy con đi với thằng trung ra quán bà tám rồi không ngờ con dám lấy tiền mẹ" toioaf khóc nức nở và nói con xin lỗi.... mẹ tôi cũng khóc và bào tôi thôi lần sau đừng như vậy con nhé. tôi ôm mẹ và nói con cảm ơn mẹ...
dù mẹ đã tha thứ chgo tôi nhưng lòng tôi vẫn không khỏi buồn phiền khi nghĩ đến chuyện đó lòng tôi tự nhủ mình sẽ cố gắng là một người tốt rồi thầm cảm ơn mẹ."
tham khảo:
1, Mở bài
“Cha là núi con hoài xanh cỏ dại
Cha là trời cho mây trắng con bay.”
Thật vậy, bố có thể không dịu dàng như mẹ, không ân cần như bà nhưng bố vẫn yêu thương con cái bằng cách riêng của mình. Người đàn ông ấy không ồn ào thể hiện tình cảm với con cái mà âm thầm đứng phía sau, bảo vệ con khỏi những sóng gió, nâng con dậy từ những vấp ngã trong cuộc đời. Bố em cũng là một người đàn ông như thế, luôn lặng lẽ đồng hành cùng con. Bố là người đàn ông em kính trọng nhất!
2, Thân bài
Ngoại hình
Bố em năm nay đã 45 tuổi.Cao 1m75, dáng hơi gầy.Mái tóc đen đã điểm lấm tấm sợi bạc.Khuôn mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ nam tính, chững chạc.Mắt bố vẫn đen và sáng.Làn da ngăm đen.Đôi tay to, thô ráp vất vả gồng gánh gia đình.Bố có vết xăm ở tay: ghi chữ “ĐỪNG NẢN”Tính cách
Bố ăn mặc rất giản dị, quần áo ít khi chịu sắm cho mình đồ mố.Bố không bao giờ để con cái thiếu cái gì, luôn cố gắng để chị em em đi học có thể bằng bạn bằng bè.Bố còn là một người chồng mẫu mực, luôn phụ giúp mẹ trong việc nội trợ hàng ngày.Tuy là con cả nhưng bố không hề có tính gia trưởng, luôn tôn trọng quyết định của mọi người.Bố luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người.Kỉ niệm nhỏ với bố
Nhớ có lần thi học sinh giỏi về, bài làm không tốt nhưng bố vẫn động viên, khích lệ em.
3, Kết bài
Cảm nghĩ về bố: yêu thương bố và cố gắng phấn đấu để bố vui lòng.
Tham khảo:
I. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em.
Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.
II. Thân bài
- Tả ngoại hình của bố
Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
Đôi mắt sáng và cương nghị.
Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.
- Tả tính cách người bố
Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.
- Tả hoạt động của người bố
Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.
Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.
Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.
III. Kết bài
Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.
Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố
a. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …
- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)
b. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)
- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?
- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?
- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?
- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)
c. Kết bài
- Không khí gia đình em khi kể chuyện
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
câu chuyện cảm động mà tôi sẽ kể cho bố mẹ xảy ra vào buổi học đầu tiên của lớp 7.
Tiết đầu tiên sẽ là môn Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi. Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa. Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Nghe xong, cả lớp đều rất buồn.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, cả lớp cùng nhau hồi tưởng về cô giáo cũ. Cô tên là Thu, một giáo viên trẻ. Buổi học đầu tiên, cô mặc áo dài rất xinh. Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình. Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống.
Còn nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô. Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa. Cả lớp đều nuối tiếc khi không thể nói lời tạm biệt cô.
Nhưng lời dặn dò cố gắng học tập của cô vẫn còn đó. Điều đó khiến chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập hơn.