Mọi người giúp mình đề tập làm văn này với! Mai mình phải nộp cô giáo rồi.
Hãy kể lại câu chuyện Tấm Cám bằng lời kể của tất cả nhân vật.
Mình cảm ơn nhé.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A= 2006 X 2008 - 20072
A = 2006 . 2008 - 2007 . 2007
A = 2006 . ( 2007 + 1 ) - 2007 . ( 2006 + 1 )
A = 2006 . 2007 + 2006 - 2007 . 2006 + 2007
A = -1
B= 2016 X 2018 - 20172
B= 2016 . 2018 - 2017 . 2017
B = 2016 . ( 2017 + 1 ) - 2017 . ( 2016 + 1 )
B = 2016 . 2017 + 2016 - 2017 . 2016 + 2017
B = -1
Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói: "Chị Tấm ơi chị Tấm Đầu chị lấm Chị hụp[5] cho sâu Kẻo về mẹ mắng!" Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà. Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi: "Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa[6] nhà người." Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa[7], ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn. Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấy xương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.[8] Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp. Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: "Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ." Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám. Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung. Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo: "Giặt áo chồng tao Thì giặt cho sạch Phơi áo chồng tao Thì phơi bằng sào Chớ phơi bờ rào Rách áo chồng tao!" Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng: "Vàng ảnh vàng anh Có phải vợ anh Chui vào tay áo." Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác[9] trên khung cửi kêu: "Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra." Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói: "Thị ơi thị rụng bị bà Bà để bà ngửi chứ bà không ăn." Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con. Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung. Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm[10] bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin Cám chết, dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.[11] Thuyết minh tà áo dài Thuyết minh áo zài Trải qua nhiều năm tháng áo dài đã trở thành thứ trang phục đặc biệt và không thể thiếu của người Việt Nam. Từ trước đến nay, áo dài là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao nhà văn, nhà thơ, đã được dựng thành phim và những bài hát về áo dài chính là món quà vô giá của những người con Việt Nam dành tặng cho quê hương, đất nước. Không ai biết rõ áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và có nguồn gốc ra sao. Theo những hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ thì cách đây khoảng vài nghìn năm, người phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Vào trước thời Bắc thuộc, áo dài được gài về phía tay trái nhưng về sau vì bắt chước người Trung Quốc nên mới gài về bên phải. Kiểu sơ khai nhất của áo dài thời xưa là áo giao lãnh, khá giống áo tứ thân nhưng hai tà không buộc với nhau mà chỉ để giao nhau. Tiếp đó là áo tứ thân ra đời, áo tứ thân khá tiện cho việc đồng áng nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn. Nhưng người thành thị thì lại khác, muốn có một chiếc áo tân tiến hơn để giảm đi chế nét dân dã lao động và cải tiến cho sang trọng hơn. Thế là áo ngũ thân ra đời. Áo ngũ thân che kín thân hình mà không để hở áo lót. Và rồi đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, khi xưng vương ông đã bắt quan, dân phải mặc quốc phục lấy mẫu từ trang phục của nhà Minh, Trung Quốc. Đây là câu chuyện được nhiều người biết đến nhất khi nói đến nguồn gốc của áo dài. Vì vậy ta có thể nói áo dài có xuất xứ từ phương Bắc. Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài của Việt Nam vừa hiện đại lại vừa truyền thống. Trang phục này không giới hạn địa điểm hay thời gian, ta có thể mặc nó ở mọi lúc mọi nơi. Đi chơi với bạn bè, tại công sở, tiếp khách cũng rất trang trọng, nó còn là người bạn gắn liền với nữ sinh và cũng không thể thiếu đối với những bữa tiệc. Việc mặc áo dài cũng rất đơn giản, không rườm rà như mặc kimono hay hanbok. Có thể mặc kèm với áo khoác hay khăn choàng cũng rất trang trọng, dưới chân thì đi giày cao gót, đi hài,… Một người phụ nữ có nhan sắc trung bình khi mặc áo dài lại trở nên mềm mại, thướt tha một cách lạ thường. Đây chính là điểm đặt biệt của trang phục này. Chính vì vậy mà các nhà tạo mẫu không ngừng thiết kế, sáng tạo cho áo dài thêm trẻ trung, năng động. Vào khoảng thế kỉ XVII, một nhà phê bình người Ý đã cho rằng kiểu cách ăn mặc của người Việt Nam rất kín đáo. Tuy là một nước thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới nhưng có thể nói là kín đáo nhất so với các dân tộc khác ở châu Á. Một nhà phê bình khác lại cho rằng người Việt có cổ không cao lắm, vì vậy họ đã biết may cổ áo thấp, khoảng từ một đến hai phân, rồi búi tóc hoặc vấn khăn để có cảm giác chiếc cổ dài ra. Đây cũng là lí do các nhà tạo mẫu không ngừng nghiên cứu, sáng tạo. Từ chiếc cổ truyền thống cho đến cổ trái tim, cổ tròn và cổ thuyền, …mang đậm chất phương Tây. Vào thế kỉ XIX là thời kì mà các nhà tạo mẫu áo dài xuất hiện nhiều nhất. Lúc đó vai áo được may phồng, được trang trí thêm hạt cườm ở phía sườn bên phải. Cổ áo được gắn thêm cổ bẻ hoặc nơ nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến năm 1943. Vào đến năm 1950, sườn áo đã may có eo, những người thợ khéo tay đã biết may áo lượn theo thân người. Vạt áo được cắt ngắn và hẹp. Gấu áo cắt thẳng và ngắn hơn, thân áo sau rộng hơn thân áo trước. Cho dù bị chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông nhưng áo dài vẫn giữ được nét đẹp riêng của mình. Trong các cuộc thi sắc đẹp, phần thi áo dài thật sự rất quan trọng. Và giờ đây các nữ sinh đã không còn xa lạ gì nữ với tà áo dài thướt tha bay trong gió. Em thật sự rất tự hào với bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Giờ đây tà áo dài phất phơ trên đất bạn là một tín hiệu đáng vui của người Việt.
Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:
“Chị Tấm ơi chị Tấm
Đầu chị lấm
Chị hụp cho sâu
Kẻo về mẹ mắng!”
Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.
Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”
Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.
Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấy xương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.
Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.
Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung.
Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:
“Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao!”
Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:
“Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo.”
Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác trên khung cửi kêu:
“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.”
Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói:
“Thị ơi thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.”
Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.
Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung. Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm[8] bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin Cám chết, dì ghẻ cũng uất lên mà chết theo con.
tham khảo
Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.
Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.
Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:
- Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!
Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:
- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!
Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:
- Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!
1)
Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với một loài vật nuôi đáng yêu, đó có thể là chú rùa, chú chim hay chú mèo... Riêng với tôi, tuổi thơ của tôi gắn với chú chó Phi Phi dũng cảm.
Phi Phi là chú chó lai béc-giê mà tôi đã.. nhặt được trong công viên! Chuyện là thế này: cách đây chừng một năm, vào buổi chiều tôi đi tập thể dục trong công viên. Đang chạy bộ, tôi chợt nghe tiếng rên yếu ớt trong lùm cây. Tò mò, tôi rẽ đám lá nhìn vào thì thấy một chú chó nhỏ yếu ớt đang nằm rên trong chiếc hộp giấy. Thương chú quá, tôi mang về nuôi. Tôi không ngờ, lúc mang Phi Phi về bố mẹ không những không trách tôi mà còn giục tôi đi lấy sữa cho chú uống nữa!
Bây giờ thì Phi Phi đã lớn lắm. Lông chú màu đen mượt, bốn chân cao và chắc. Hai tai lúc nào cũng dựng lên lắng nghe mọi âm thanh xung quanh. Cái mũi thì lúc nào cũng có vẻ khịt khịt như đánh hơi mọi thứ. Phi Phi rất ngoan và can đảm. Khi tối trời, chú luôn ra ngoài hiên nằm canh. Có Phi Phi ở ngoài, cả nhà tôi rất yên tâm đi ngủ. Thế rồi, đến một ngày, có chuyện xảy ra, gia đình tôi đã cảm nhận được sâu sắc sự dũng cảm và lòng trung thành của Phi Phi.
Đó là một đêm mùa đông gió rét. Như mọi hôm, Phi Phi vẫn nằm canh ở ngoài hiên. Cả nhà tôi đang ngủ thì chợt nghe tiếng Phi Phi sủa dữ dội, tiếng chú giằng dây xích loảng xoảng. Bố vội vàng bật dậy rồi nnẹ nhàng cầm gậy lách ra ngoài. Cuối góc vườn, một bóng đen khả nghi đang di chuyển. Thấy động, hắn vội vàng trèo tường hòng thoát ra ngoài. Bố vừa hô hoán hàng xóm vừa lao theo tên trộm. Phi Phi cũng lồng lộn chồm lên, dây xích bị giằng co hết mức. Bố đuổi theo tên trộm, bất ngờ, hắn quay lại đạp mạnh vào bố. Bị lỡ đà, bố ngã xuống. Hắn lợi dụng lúc ấy đè lên người bố, tay phải rút mạnh con dao ra rồi vung lên. Chính lúc ấy, Phi Phi từ đâu lao đến ngoạm vào tay cầm dao của hắn rồi mặc cho gã gian phi đẩy, đạp đánh như thế nào cũng kiên quyết không nhả tay hắn ra. Cuộc vật lộn dừng lại khi các cô bác hàng xóm ùa đến trói gô tên trộm lại. Mẹ tôi vừa xuýt xoa dìu bố vào nhà vừa nhắc chị em tôi lấy sữa cho Phi Phi và đưa chú vào nhà.
Sau hôm ấy, Phi Phi nổi tiếng cả khu phố với câu chuyện “cứu chủ”. Kẻ gian bị bắt sau đó đã khai ra rất nhiều vụ trộm mà hắn nhúng tay vào. Gia đinh tôi và Phi Phi còn được tuyên dương nữa!
Phi Phi vẫn sống cùng gia đình tôi cho đến bây giờ. Chú luôn được cả nhà cưng chiều và yêu quý, đặc biệt là tôi. Phi Phi tuy là một chú chó nhưng có nhiều điều đáng để chúng ta học tập đúng không các bạn!
2)
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
"Meo…meo…meo" hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học là chú mèo lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo bà ngoại đã tặng em hồi năm ngoái.
Con mèo vừa tròn một tuổi tên là MiMi. Nó là giống mèo cái. MiMi khoác lên mình bộ áo màu vàng điểm thêm vài vết trắng làm cho chiếc áo của cô càng thêm xinh đẹp. Cô rất thích chơi với trái banh ten-nit của em. Cái đầu tròn như trái vú sữa. Đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi nhỏ xinh màu hồng lúc nào cũng ươn ướt. Miệng cô chúm chím dễ thương.
Tuy vẻ bề ngoài là vậy nhưng bên trong có hàm răng nhọn hoắt, lúc nhe răng trông thật đáng sợ. Đôi tai hình tam giác luôn vểnh lên để nghe ngóng. Tai cô mới thính làm sao! Chỉ một tiếng động nhỏ cô đều phát hiện được. Hai bên má có bộ ria mép trắng muốt, trông MiMi thật oai phong. Bốn cái chân thon thon giúp cô đi lại nhẹ nhàng như người mẫu đang trình diễn thời trang. Nhưng lúc cần MiMi chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là tấm nệm êm nhỏ, trong tấm nệm nhỏ ấy cất giấu một bộ vuốt sắt bén, và đó là vũ khí lợi hại nhất của cô ta. Đã có lần những chiếc vuốt ấy đã để lại dấu vết trên tay em khi em nghịch với cô. Ôi! cái đuôi mới dẻo làm sao! Chiếc đuôi như một dấu ngã chẳng giấu vào đâu được.
Những ngày mùa hè, buổi sáng thức dậy MiMi thường ra ngoài sân tắm nắng. Lấy chiếc lưỡi của mình liếm bộ lông vàng mượt và chơi đùa giởn với bóng của mình. Còn mùa đông MiMi thường nhảy phóc lên bộ sa lông đánh một giấc ngủ no say. Đặt biệt lúc ngủ MiMi luôn nhịp cái đuôi trông ngộ nghĩnh làm sao!
Xinh đẹp là thế nhưng những lúc rình và bắt chuột trông cô như một chiến binh. Một hôm em thấy MiMi nằm sau thùng gạo để rình bắt chuột. Một con chuột nhắt mon men đến bên nồi cơm đang để hớ hênh. Bất chợt, phóc một cái, MiMi đã vồ chú chuột nhắt nằm cứng ngắt trong đôi móng vuốt sắc của cô. Vậy là MiMi có một bửa ăn ngon lành và đầy tự đắc.
Em rất yêu quý MiMi và xem cô như người bạn thân thiết. Sau những lúc học hành căng thẳng em hay chơi với cô. Em luôn chia sẻ những buồn vui của mình với MiMi. Nó không chỉ là con vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà còn được em phong là "Dũng sĩ diệt chuột" giỏi nhất mà em từng nuôi.
Bạn tham khảo bài viết này nhé!
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
HT
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.
Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.
Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:
"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:
- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.
Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.
Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.
Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.
Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.
Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.
Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.
Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.
Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
Tham khảo:
Câu 1:
Xin chào tất cả mọi người, ta là Sơn Tinh - người thường được mệnh danh là thần núi. Hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của cuộc đời ta.
Ta sinh ra và lớn lên tại vùng rừng núi Tản Viên. Từ nhỏ ta đã có tài dời non lấp bể. Càng lớn, sức mạnh của ta càng mạnh hơn. Khi trưởng thành, ta có thể di chuyển nguyên một quả đồi, thậm chí là một dãy núi. Đến tuổi cập kê, ta đem lòng yêu mến công chúa Mị Nương, một người vừa nết na lại hiền thục. Khi nghe tin Vua Hùng tổ chức kén rể, ta ngay lập tức đến đăng kí. Đến vòng cuối cùng, ta gặp một đối thủ mạnh không kém tên là Thủy Tinh. Hắn có khả năng hô mưa gọi gió, tạo ra giông bão. Vì thế, Vua Hùng mãi vẫn không thể chọn ra người vừa ý. Cuối cùng, ngài ấy đưa ra một danh sách các sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Và dặn rằng, ai là người đem sính lễ đến đầy đủ và nhanh hơn sẽ được cưới công chúa.
Suốt ngày và đêm hôm đó, ta đi khắp nơi tìm kiếm, thu thập những sính lễ cần thiết. Đến hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng là ta vội vào hoàng cung, xin hỏi cưới ngay. Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với ta, khi ta thành công cười được người vợ hiền mà mình hằng yêu quý. Hôn lễ diễn ra trong sự vui sướng tràn trề của muôn dân. Kết thúc, ta đưa Mị Nương về nhà mình ở núi Tản Viên.
Tuy nhiên trên đường đi, chúng ta gặp phải Thủy Tinh đang nổi giận đùng đùng đuổi theo phía sau. Hắn hô mưa, gọi gió, tạo thành dông bão, cuốn từng đợt từng đợt mạnh mẽ. Chẳng mấy chốc mà thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Tiếng muôn dân kêu gào bị sấm sét nhấn chìm. Thấy thế, ta ngay lập tức quay trở lại, chiến đấu đến cùng với tên Sơn Tinh. Ta bốc từng quả núi, đắp thành những tường lũy thật cao để chắn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu ta liền đắp đất cao lên đến đấy. Không chút nao núng và sợ hãi. Suốt mấy ngày đêm, ta và Thủy Tinh cứ giằng co với nhau như vậy mãi, đến cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút lui. Tuy nhiên, hắn không hề chịu thua, mà năm nào cũng đem quân lên lần nữa để tấn công ta. Thế nhưng, chưa khi nào và sẽ không bao giờ hắn có thể chiến thắng được ta.
Thôi, vợ ta đang gọi ta ở phía bên ngoài rồi. Nên câu chuyện dừng lại ở đây thôi. Tạm biệt tất cả mọi người.
Câu 2:Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.
Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.
Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.
Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói y như với tôi:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.
1.tham khảo:
Ta là Sơn Tinh, một chàng trai đến từ vùng núi Tản Viên. Từ nhỏ, ta đã có khả năng dời non lấp bể, khiến bao người tôn sùng, ngưỡng mộ. Vợ của ta là nàng Mị Nương - con gái của Vua Hùng. Để cưới được nàng, ta đã trải qua rất nhiều khó khăn.
Năm đó, khi ta đến hỏi cưới Mị Nương, đã vượt qua rất nhiều người khác. Nhưng duy nhất chỉ có Thủy Tinh là khiến ta phải dè chừng. Cậu ta đến từ biển xa có tài hô mưa gọi gió. Thủy Tinh và ta ngang sức ngang tài khiến Vua Hùng rất khó khăn trong việc chọn lựa. Cuối cùng, ngài đã ra thử thách cuối cùng là phải chuẩn bị các sính lễ quý hiếm theo yêu cầu. May mắn thay, ta là người đem đầy đủ sính lễ đến trước, nên cưới được Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh đến sau, thua cuộc nên tức giận vô cùng. Hắn hô mưa gọi gió làm thành giông bão, dâng nước đuổi theo ta để đòi cướp vợ. Nhưng ta nào đâu khoanh tay chịu thua. Ta dời đất, dựng đê chắn dòng nước lũ. Nước dâng cao đến đâu, ta nâng cao đồi núi đến đấy. Cứ như vậy, sau hằng tháng trời, Thủy Tinh kiệt sức đành rút lui.
Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng đem quên đánh ta hòng trả thù xa, nhưng chẳng bao giờ có thể chiến thắng được cả. Còn ta thì cứ thế mà sống hạnh phúc cùng vợ của mình tại núi Tản Viên tươi xanh.
2.tham khảo:
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.Vợ tôi liền nói:- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!Chim nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?Chim thần cũng nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.