Một người đứng trước một gương thẳng đặt mắt tại M để quan sát ảnh của một bức tường song song với gương ở phía sau lưng (hình 5.6)
Dùng hình vẽ xác định khoảng cách PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương. Nói rõ cách vẽ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Khoảng PQ trên tường mà người ấy quan sát được trong gương phải thỏa mãn điều kiện: Tất cả các điểm sáng nằm trên tường trong khoảng PQ đều có tia sáng phát ra đến đập vào mặt gương, bị phản xạ và đi vào mắt M của người quan sát. Vậy tia tới PI và QJ phải nằm trên đường kéo dài gặp ảnh M’ của M.
Cách vẽ:
+ Vẽ ảnh M’ của mắt M qua gương.
+ Nối điểm mép gương I và J với M’ và kéo dài ra sau cắt tường tại P và Q.
Như vậy mọi tia tới xuất phát từ một điểm bất kì trên tường nằm trong khoảng PQ trên tường đều cho tia phản xạ trên gương đi được vào mắt M.
b) Nếu người ấy tiến lại gần gương hơn thì ảnh M’ của mắt M cũng tiến lại gần gương hơn, khi đó tia IP và JQ sẽ loe rộng hơn, suy ra khoảng PQ sẽ tăng lên.
Nếu người tiến lại gần gương thì ảnh M’ cũng tiến lại gần gương, góc KM’I to ra nên khoảng PQ cũng to ra hơn.
* Ta nhìn thấy ảnh vật khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua ảnh.
Do vậy ta vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:
+ Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt không nhìn thấy điểm N.
+ Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt nhìn thấy điểm M.
Chú ý vẽ đúng kích thước và vị trí của gương, mắt và các điểm M, N như hình 6.3 SGK.
a,
Xét sự phản xạ ánh sáng nằm trong mặt phẳng thẳng đứng
Ta có S’ là ảnh của Svà đối xứng với S qua gương, ∆ S’SC có AB là đường trung bình nên SC = 2Ab = 2a.
Tương tự với các cạnh còn lại vậy vệt sáng trên tường là hình vuông có cạnh =2a
b,
Khi nguồn sáng S ở sát chân tườngvà di chuyển gương theo phương vuông góc với tường(đến gần hoặc ra xa tường)thì kích thước của vệt sáng không thay đổi. Luôn là hinhg vuông cạnh là 2a. Vì SC luôn bằng 2AB = 2a
Trong khoảng thời gian t gương di chuyển với vận tốc v và đi được quãng đường BB’ = vt.
Cũng trong thời gian đó ảnh S’ của S dịch chuyển với vận tốc v’ và đi được quãng đường S’S” = v’t
Theo tính chất ảnh và vật đối xứng nhau qua gương ta có:
SB’ = B’S” <=>SB + BB’ = B’S’+S’S” (1)
SB = BS’ <=> SB = BB’ + B’S’ (2)
Thay (2) và (1) ta có: BB’ + B’S’+ BB’ = B’S’+S’S” <=> 2BB’ = S’S”
Hay v’t = 2vt <=> v’ =2v
Vẽ ảnh M' và N' của hai điểm M và N
Nhìn thấy điểm M vì tia phản xạ trên gương vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh M' của M
Không nhìn thấy điểm N vì không có tia phản xạ lọt vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ảnh N' của N.
vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm và gương phẳng có cùng kích thước
vì gương cầu lồi có tầm nhìn rộng mà ảnh lại nhỏ hơn ảnh thật nên dễ quan sát
M’ là ảnh của mắt M cho bởi gương GI.
Trong các tia sáng đi từ tường tới gương, hai tia ngoài cùng cho tia phản xạ lọt vào mắt của KM và IM, ứng với 2 tia tới PK và QI. Hai tia tới PG và QI đều có đường kéo dài đi qua M’.
Cách vẽ PQ:
+ Đầu tiên vẽ ảnh M’ của M (MM’ ⊥ KI và M’H = MH), sau đó nối M’K và kéo dài cắt tưởng ở P và M’I cắt tường ở Q. PQ là khoảng tường quan sát được trong gương.