Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)
Sắp xếp dữ kiện của các bài thơ:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tên bài thơ | Tác giả | Năm sáng tác | Thể thơ | Nội dung chính |
Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tự do | Tình đồng chí của những người lính trên cơ sở cùng chung lý tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị, sâu sắc trong mọi hoàn cảnh |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm, dũng cảm |
Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | Tự do | Khắc họa sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ |
Bếp lửa | Bằng Việt | 1968 | Tự do | Sự hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu khi trưởng thành, gợi lại nhiều kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu, biết ơn trân trọng của cháu đối với bà |
Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | Năm tiếng | Lời nhắc nhở về những tháng năm gian lao đã đi qua cuộc đời người lính, gợi nhắc tư tưởng sống “uống nước nhớ nguồn” |
Con cò | Chế Lan Viên | 1962 | Tự do | Từ hình tượng con cò trong lời hát ru ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi người |
- Con cò (Chế Lan Viên): được phát triển theo biểu tượng hình ảnh con cò, bắt đầu từ hình ảnh con cò trong ca dao theo lời hát ru của mẹ đi vào tiềm thức trẻ thơ, rồi tới hình ảnh con cò, mang ý nghĩa biểu tượng cho sự nâng niu chăm chút của mẹ, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Được khơi nguồn từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân, đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn hòa nhập vào cuộc đời, đóng góp vào mùa xuân chung của đất nước bản hòa ca. Bài thơ khép lại với cảm xúc tha thiết tự hào về quê hương, đất nước.
- Viếng lăng Bác: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc :
+ Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá
+ Nhìn riêng vào bài thơ Thu vịnh để thấy
+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu
+ Hai câu thực tả cảnh nước và mặt đất
+ Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận
+ Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng
- Trình tự sắp xếp chúng.
+ Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài.
Chủ đề của đoạn văn khẳng định điểm mạnh, chỉ ra điểm yếu mà người Việt cần khắc phục để chuẩn bị cho thế kỉ mới
- Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí, chặt chẽ, thể hiện mạch phát triển lập luận
+ Khẳng định thế mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới
+ Chỉ ra điểm yếu: đòi hỏi phải khắc phục nhược điểm
+ Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Là nơi tích tụ tinh hoa bốn phưong => thông minh, tài hoa
+ Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt => biết hưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.
+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học => nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị - tình cảm.
=> Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:
– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ
– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau
* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ
– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.
– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.
– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.
* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:
– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu
– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng
– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.
Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương
- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.