Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tên bệnh | Nguyên nhân | Tác hại | Biện pháp phòng tránh |
Béo phì | Do chế độ ăn uống quá nhiều bột đường, chất béo; lười vận động; do béo phì;… | Dẫn đến một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn cơ xương khớp, ung thư,… | Hạn chế lượng năng lượng dung nạp vào từ chất bột đường, chất béo; tăng khẩu phần trái cây và rau quả; tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên. |
Giun sán | Do thiếu vệ sinh trong ăn uống; ăn đồ sống mang ấu trùng giun sán;… | Đau bụng, người gầy yếu, da xanh | Ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; hạn chế ăn thức ăn sống;… |
Ngộ độc thực phẩm | Ăn phải thực phẩm ôi thiu, còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật | Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,… | Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;… |
- Nguyên nhân của bệnh giun sán: Do thức ăn không nấu chín, không rửa sạch thức ăn có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán,…
- Các cách phòng tránh bệnh sốt rét: Tiêu diệt muỗi mang ký sinh trùng, diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước, ngủ phải mắc màn,…
- Nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh tả, lị,…: Do thức ăn không vệ sinh mang các sinh vật gây bệnh như ấu trùng giun sán,….
Bệnh mạch vành
Các triệu chứng ban đầu của bệnh động mạch vành nhiều khi rất mơ hồ, thường là bằng những cảm giác nặng ngực hay cơn đau thắt ngực bên trái. Trong chuyên môn còn gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Cơn đau xuất hiện khi xúc động, gắng sức và thường xuất hiện vào buổi sáng. Có thể kèm theo cao huyết áp gây nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khó thở.
Tần suất các cơn đau ngày càng tăng và cường độ cơn đau càng ngày càng nặng và có thể đưa đến nhồi máu cơ tim cấp nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Tỉ lệ tử vong trong nhồi máu cơ tim cấp khá cao, nhất là trong hoàn cảnh khả năng cấp cứu về tim mạch của nhiều bệnh viện ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu nhân lực, trang thiết bị và việc vận chuyển bệnh nhân từ nơi ở đến bệnh viện cấp cứu còn nhiều hạn chế.
Bệnh tuy khá nặng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhưng phải ngòng từ khi còn nhỏ, tức là ở tuổi thanh niên. Không nên ăn quá nhiều chất béo, chất ngọt, giữ cho cơ thể một thể trạng lý tưởng, rèn luyện thể dục thể thao, không hút thuốc lá, không ăn quá mặn. Nhất là giữ cho mình một tâm hồn tươi trẻ không quá lo lắng, tránh mọi thứ stress trong cuộc sống.
Những người có yếu tố nguy cơ cao như gia đình có người bị nhồi máu cơ tim, béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch… rất cần đi khám bệnh định kỳ và điều trị tốt các bệnh nền để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp
Tai biến mạch máu não
Não là một trong những cơ quan nhận máu nhiều của hệ tuần hoàn và các tế bào thần kinh là những tế bào nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy nhất. Chỉ cần thiếu oxy 5 phút là các tế bào não sẽ chết và không có khả năng hồi phục.
Các thể bệnh tai biến mạch máu não hay gặp nhất còn gọi là đột quỵ bào gồm: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não… Và nặng nhất là xuất huyết ồ ạt gây ngập não thất làm cho bệnh nhân tử vong trong vòng 1 - 2 giờ đồng hồ.
Các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt và đi vào hôn mê. Khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào thể tai biến. Ở những thể nặng, bệnh nhân hôn mê sâu tỉ lệ tử vong lên đến trên 50%.
Việc đề phòng quan trọng nhất là phải phát hiện sớm bệnh cao huyết áp và tình trạng xơ vữa động mạch, để điều trị tốt. Cần phải thận trọng với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như tuổi trên 50, béo phì, hút thuốc lá, đái tháo đường…
Bệnh động mạch ngoại biên
Động mạch ngoại vi là hệ thống gồm rất nhiều động mạch vừa và nhỏ, có nhiệm vụ đưa máu từ tim đi nuôi các bộ phận của cơ thể. Đặc biệt là tứ chi. Động mạch bao gồm 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp áo giữa và lớp nội mạc. Bệnh viêm tắc động mạch ngoại vi có hai thể: bệnh Buerger là tình trạng viêm của 3 lớp thành động mạch, xảy ra ở những bệnh nhân trẻ, tuổi dưới 40, nghiện thuốc lá nặng. Bệnh kéo dài nhiều năm, nhưng cuối cùng đều phải đoạn chi nhất là chi dưới với tỉ lệ lên đến 95% sau 5 năm mắc bệnh. Bệnh nhân nếu bỏ được thuốc lá tình trạng bệnh sẽ tốt lên nhiều.
Bệnh động mạch ngoại vi thứ hai hay gặp nhất là tình trạng viêm và tắc động mạch do xơ vữa động mạch, xảy ra ở những người bị bệnh cao huyết áp và có rối loạn chuyển hóa mỡ. Tổn thương xảy ra ở lớp nội mạc với những mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, gây thiếu máu ngoại vi.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh còn khá mơ hồ. Thường thì bắt đầu bằng tình trạng đi lặc cách hồi. Tức là bệnh nhân đi một đoạn vài trăm mét thì đau nhói sau bắp chân, cơn đau khiến bệnh nhân phải ngồi nghỉ khoảng 5 - 10 phút sau hết đau và bệnh nhân có thể đi lại. Các cơn đau ngày càng tăng lên, đến một lúc nào đó bệnh nhân đau ngay cả khi nghỉ ngơi và xuất hiện những vết loét, hoại tử của chi…
Bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách không hút thuốc lá, nhất là ở những gia đình đã có người bị bệnh Buerger. Điều trị tốt tình trạng xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa mỡ, chống béo phì và điều trị tốt đái tháo đường nếu có.
Bệnh van tim hậu thấp tim
Bệnh van tim hậu thấp rất hay xảy ra ở những vùng khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Trước kia, do quá trình phòng bệnh chưa tốt nên tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh thấp tim khá cao trên thế giới.
Dân gian thường nói câu: viêm họng là tìm đến khớp, khớp đớp tim và tim thì tìm gan để nói về mối tương quan của bệnh thấp tim. Bệnh do có nguyên nhân do tình trạng nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Khi bị nhiễm loại vi trùng này, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể chống lại nó. Mà bản thân các kháng nguyên là loại vi trùng lại có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim. Nên khi kháng thể tấn tông tiêu diệt vi trùng nó cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim luôn, làm cho khớp bị sưng lên, còn van tim thì biến dạng gây ra hẹp hở van tim. Từ đó đưa đến suy tim, ứ huyết tại gan và làm suy chức năng gan như dân gian thường nói.
Bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ, sau tình trạng viêm họng có sốt là tình trạng mệt, khó thở… nếu không điều trị đúng có thể đưa đến suy tim và tử vong. Việc điều trị bệnh van tim hậu thấp cũng khá phức tạp và tốn kém cho bệnh nhân vì van tim bị tổn thương trước kia hay sử dụng phẫu thuật nong van với dụng cụ, ngày nay các trung tâm phẫu thuật tim đều tiến hành mổ tim mở với sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể.
Bệnh hoàn toàn có thể đề phòng được bằng cách cải thiện môi trường sống ngay khi còn nhỏ. Tránh lạnh quá, nóng quá, nhà của và cơ quan làm việc phải sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, điều trị triệt để các bệnh mũi xoang. Nếu đã bị thấp tim phải sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm vi trùng Streptococus beta hemolytique đến năm 25 tuổi. Có thể sử dụng thuốc uống mỗi ngày, hay sử dụng loại Penicilline có tác dụng chậm mỗi tháng tiêm một lần.
Bệnh tim bẩm sinh
Cho đến hiện nay, bệnh tim bẩm sinh là bệnh hay gặp nhất ở Việt Nam. Các chuyên gia tim mạch ước tính rằng: có khoảng 1 - 2% các em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhẹ nhất như là còn ống động mạch, đến nặng nhất là hoán vị đại động mạch… Ước tính rằng có khoảng trên 50 tổn thương tim bẩm sinh. Hiện tại luôn có khoảng hơn 100 ngàn trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đang chờ mổ và cho dù có hàng chục trung tim mổ tim mở ra đời cũng không bao giờ giải quyết hết được.
Bệnh thường biểu hiện bằng tình trạng khó thở, hay bị viêm phổi, tím tái và đứa trẻ thường bị suy dinh dưỡng nặng. Ngày xưa khi mà phương tiện chẩn đoán còn thô sơ chỉ với cái ống nghe thì việc xác định bệnh tim bẩm sinh đôi khi hơi khó. Ngày nay với sự ra đời và phát triển của siêu âm màu về tim mạch thì việc phát hiện bệnh tim bẩm sinh và thể loại tim bẩm sinh đơn giản hơn nhiều.
Việc phòng ngừa chủ yếu là người mẹ và người cha. Cha và mẹ phải có sức khoẻ tốt, không lớn tuổi mới sinh con, trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu người mẹ không được tiếp xúc với hóa chất độc hại, X-quang, nhiễm siêu vi đặc biệt là bệnh rubeon.
Phình động mạch chủ bóc tách
Phình động mạch chủ bóc tách, nhất là phình động mạch chủ ngực, là một biến chứng rất nặng của phình động mạch chủ. Bệnh nhân có thể bị đau ngực dữ dội đến ngất đi. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong ngay trong giai đoạn bệnh mới bắt đầu.
Nguyên nhân vẫn là xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân này ở một vùng yếu của thành động mạch chủ như quai động mạch chủ ngực, phần dưới động mạch thận của động mạch chủ bụng sẽ phình ra, tạo cục máu đông gây tắc lòng động mạch, hoặc tạo sự bóc tách làm thành hai luồng thông và nặng hơn là vỡ túi phình gây tử vong.
Phình động mạch chủ bóc tách hoặc vỡ túi phình động mạch chủ cho tỉ lệ tử vong khá cao, lên đến 95% nếu bệnh nhân đang ở nhà. Việc mổ thay quai động mạch chủ cũng là một phẫu thuật rất lớn cần phải có máy tim phổi nhân tạo và tỉ lệ thành công cũng chỉ khoảng 40 - 50% mà thôi.
Bệnh viêm cơ tim
Bệnh viêm cơ tim có thể gây ra tình trạng đột tử. Bệnh có thể xảy ra ở những người khoẻ mạnh trước đó không hề bị bệnh tim. Khi cơ thể mệt mỏi các loại siêu vi trùng xâm nhập vào cơ thể tấn công lên cơ tim nhất là siêu vi trùng loại Coxacki. Ngoài ra có thể bị viêm cơ tim do hóa chất, do sự tăng quá nhiều của hoóc-môn tuyến giáp… Ở những bệnh nhân này, tình trạng viêm cơ tim có thể đưa đến suy tim và bệnh nhân bị tử vong nếu không phát hiện ra và không được điều trị.
Việc phòng ngừa chủ yếu là giữ cho cơ thể thỏe mạnh, khi hơi mệt cần phải đi kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức và nhất là không để nhiễm các loại hóa chất. nếu có bệnh bướu cổ cường giáp với nồng độ hoóc-môn tuyến giáp cao thì cần phải điều trị triệt để.
Đáp án A
Xét ADN:
2A+2G = 480 * 10 * 2 3 , 4 = 2400
%A-%G= 30%
%A+%G= 50%
à %A = %T = 40%; %G = %X = 10%
A = T = 960 nu; G = X = 24 nu
Mạch 1: 360A; 140G à Mạch 2: 600A
Gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 1200U (gọi gen phiên mã k lần) à Amạch gốc x k = 1200 (A chia hết cho 1200 à mạch 2 là mạch gốc), gen phiên mã 2 lần.
(1) Đoạn ADN chứa 2400 cặp nucleotide à sai, chứa 1200 cặp nu.
(2) Đoạn ADN trên tự sao liên tiếp 3 đợt cần môi trường nội bào cung cấp 6720T.
à đúng, số nu T môi trường cần cung cấp cho ADN tự sao 3 lần = 960 x (23-1) = 6720 nu
(3) Quá trình phiên mã của đoạn ADN này như mô tả trên cần môi trường cung cấp 720A à đúng, mạch 2 của ADN là mạch gốc, A1 = T2 = 360 nu à gen phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp số nu A = 2 x T2 = 720 nu
(4) Trên mạch gốc của đoạn ADN có chứa 280X à sai, G1 = X2 = 140 nu