câu hỏi trắc nghiệm bài mùa xuân của tôi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời các câu hỏi trong bài Tiếng gà trưa
Trả lời các câu hỏi trong bài Mùa xuân của tôi
Giúp mk nhé
Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương.
Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa :
- Con gà mái mơ với ổ trứng.
- Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ.
- Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.
⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.
Tham Khảo
Mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là một mùa xuân đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, chất nhạc. “Mùa xuân của tôi” ở đây là mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt thương mến của Vũ Bằng. Đó là mùa xuân có “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,… hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ… Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Nhựa sống trong người căng lên như máu,… những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm”. Sau ngày rằm tháng giêng, trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân cũng có những nét rất riêng biệt. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,… Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn,… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.
- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -
Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -
Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.
= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .
Chúc bạn học tốt!
Câu 1 chị làm ở trước rồi nhé
Câu 2: Đánh dấu vào nhũng nhận xét đúng về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mùa xuân cùa tôi”:
Văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Văn bản đã tái hiện được không khí và cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân ờ Hà Nội và miền Bắc một cách sinh động.
Văn bản đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả đối với các lễ hội dân gian trong mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
Sự quan sát và cảm nhận tinh tế; hình ảnh, chi tiết đặc sắc.
Văn bản đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, lòng yêu cuộc sống tha thiết và khát vọng thống nhất đất nước của nhà văn.
Lựa chọn được điểm nhìn đặc sắc, có tác dụng lớn trong việc miêu tả cảnh.
Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết tạo nén sức truyền cảm manh mẽ.
Lời văn giàu hình ảnh, nhịp điệu và giàu sức biểu cảm.
Sử dụng nhiều phép nghệ thuật độc đáo như phép so sánh, liệt kê, điệp ngữ…
Sử dụng bút pháp khoa trương độc đáo để miêu tả cảnh thiên nhiền.
câu nào đúng chị in đậm rồi nhé
Câu 5: Hãy tìm các từ láy trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng :
“Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ỏ trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.
Tham khảo:
- Những từ láy được sử dụng để diễn tả cảm xúc vui sướng, thư thái trong tâm hồn tác giả trong tiết xuân sau rằm tháng giêng, và để miêu tả sự thay đổi cảnh vật.
- Hai từ láy thể hiện sáng tạo độc đáo của Vũ Bằng là “trong trong” và “hồng hồng”. Đây là hai từ láy mang sắc thái giảm nhẹ, gợi nên vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi, tươi tắn của nền trời xuân. Có cảm giác, bàn tay người nghệ sĩ vẽ cảnh thật gượng nhẹ, nâng niu như sợ vẻ đẹp bầu trời ấy tan biến mất.
- Những từ láy này còn góp phần tạo nên tính nhạc cho câu văn. Những câu văn luyến láy, ngân nga như vần thơ.
Câu 1. Tác giả của văn bản Mùa xuân của tôi là ai?
A. Vũ Bằng
B. Minh Hương
C.Nguyễn Duy
D. Nguyễn Tuân
Đáp án: A
Câu 2. Văn bản được trích trong tản văn Thương nhớ mười hai, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
Câu 3. Văn bản Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân
B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể
C. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc
D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất
Đáp án C
Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc?
A. Tươi tắn sôi động
B. Lãnh lẽo và u buồn
C. Không gian trong sáng và ấm áp
D. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương
Đáp án D
Câu 5. Câu văn nào sau đây không nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả với mùa xuân?
A. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi lông mày ai như trăng in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ
B. Người yêu cảnh, vào những lúc đất trời mang mang như vậy, khoắc một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài…
C. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh
D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến
Đáp án A
Câu 6. Câu văn “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” đã sử dụng phép tu từ gì?
A. Điệp ngữ
B. So sánh
C. Dùng từ đồng nghĩa
D. Dùng lối chơi chữ
Đáp án: A
→ Điệp ngữ ai được lặp lại nhiều làn trong bài thơ
Câu 7. Từ “ai” trong câu trên là?
A. Danh từ chỉ người
B. Danh từ chỉ vật
C. Đại từ để trỏ
D. Đại từ để hỏi
Đáp án: A
Câu 8. Văn bản Mùa xuân của tôi nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A