Dựa vào Atlat Địa lí việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sinh vật nước ta biểu hiện rõ rệt tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì trên toàn lãnh thổ đã có 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.
+ Sông nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Trong tổng số các sông dài trên 10km, có đến 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500km2). Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều với cường độ lớn tập trung vào một mùa trên địa hình 3/4 là diện tích đồi núi với độ dốc lớn đã cắt xẻ tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ). Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn (trung bình năm từ 1500 - 2000mm).
+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa nhiều, tập trung vào một mùa với cường độ lớn trên địa hình có 3/4 đồi núi với độ dốc lớn, lớp vỏ phong hóa dày, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật...
- Chế độ nước theo mùa.
+ Nhịp điệu của dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Lượng nước mùa lũ gấp 2 - 3 lần, có nơi đến 4 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. (Mùa lũ trên các sông ở Bắc Bộ từ tháng 6 - 10, ở Trung Bộ: 9-12, ở Nam Bộ: 7 - 11; nhìn chung đến muộn hơn mùa mưa 1 tháng và kết thúc đồng thời với thời gian mùa mưa).
+ Đỉnh lũ của sông ngòi tương ứng với thời gian đỉnh mưa. (Đỉnh lũ của các sông ở Bắc Bộ là tháng VIII, Trung Bộ: XI, Nam Bộ: X).
+ Chế độ mưa diễn biến thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng diễn biến thất thường.
HƯỚNG DẪN
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
HƯỚNG DẪN
Tác động của địa hình đến đất đai và sinh vật nước ta thể hiện rõ rệt nhất là ở độ cao địa hình và một số dạng địa hình.
a) Độ cao của địa hình tác động đến đất đai và sinh vật: Độ cao địa hình đã tạo ra ba đai cao ở nước ta với sự khác nhau về đất và sinh vật bắt nguồn từ tác động của khí hậu
- Đai nhiệt đới gió mùa
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao trung binh dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
+ Trong đai này có hai nhóm đất:
• Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...
• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.
+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:
• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.
• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.
• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi
+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
+ Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.
b) Ở một số dạng địa hình khác nhau có đất đai và sinh vật khác nhau
- Ở nơi trũng thấp, thường xuyên ngập nước trong mùa mưa và cạn nước trong mùa khô, với sự xâm nhập mặn (như ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...) đã hình thành nên đất phèn, trên đó có thực vật chủ yếu là cây tràm.
- Ở cửa sông ven biển, nơi có sự xâm nhập mặn thường xuyên, đã hình thành đất mặn, với sự có mặt của các loài thực vật của rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần...
- Trên các địa hình núi đá vôi, đất đỏ đá vôi với rừng thường xanh, phổ biến các loài cây trai, nghiến...
HƯỚNG DẪN
- Tính nhiệt đới của sinh vật bị giảm sút đồng nghĩa với tính ôn đới và cận nhiệt, cận Xích đạo, nhiệt đới khô của sinh vật tăng lên.
-Nguyên nhân: Do tác động của vị trí địa lí, khí hậu và địa hình và của con người.
+ Vị trí địa lí: Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài thực vật và động vật, nên ngoài sinh vật nhiệt đới, còn có các sinh vật ôn đới từ Himalaya xuống, cận nhiệt từ Hoa Nam xuống, nhiệt đới khô từ Ấn Độ - Mianma sang, cận Xích đạo từ Malaixia - Inđônêxia lên (Xem câu hỏi về tính đa dạng của sinh vật nước ta ở trên).
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng có cả khí hậu cận nhiệt, ôn đới (ở độ cao từ 2600m trở lên), cận Xích đạo... nên bên cạnh sinh vật nhiệt đới có cả sinh vật cận nhiệt, ôn đới, cận Xích đạo, nhiệt đới khô.
+ Địa hình phân hoá thành ba đai cao (đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi); mỗi đai có khí hậu khác nhau, từ đó có sự khác nhau về loài thực vật và động vật.
+ Con người nhập nội các giống loài ôn đới, cận nhiệt, cận Xích đạo; đồng thời lai tạo để tạo ra giống mới không thuần là nhiệt đới.
HƯỚNG DẪN
Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
- Vùng biển và thềm lục địa: rộng lớn, diện tích lớn gấp 3 lần đất liền. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và vùng núi kề bên và thay đổi tùy theo từng đoạn bờ biển:
+ Thềm lục địa phía bắc và phía nam mờ rộng tương ứng với hai đồng bằng rộng lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; thềm lục địa ở giữa thu hẹp lại tương ứng với dãy núi Trường Sơn ăn lan ra sát biển.
+ Đoạn bờ biển từ Móng Cái đến đèo Hải Vân vừa khúc khuỷu vừa bằng phẳng, bờ biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ rất khúc khuỷu, bờ biển ở Nam Bộ lại bằng phẳng...
- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ: Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông.
+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung: Hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến...
- Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông - tây rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
+ Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
+ Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng
HƯỚNG DẪN
- Địa hình già trẻ lại
+ Địa hình già và trẻ thường được phân biệt nhau bởi hình thái. Địa hình già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Địa hình trẻ, ngược lại, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
+ Nêu biểu hiện: Địa hình miền núi phổ biến có các núi đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp; xen giữa có các mặt bằng, dấu vết của địa hình cổ (ví dụ mặt bằng Sa Pa ở dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn). Đồng bằng có nhiều dạng địa hình vẫn đang được tiếp tục hoàn thành (bãi bồi, doi đất, vùng trũng thấp...); giữa đồng bằng còn có các thềm sông, thềm biển...
+ Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta như một bán bình nguyên, có thể gọi là địa hình già. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo đã nâng lên, hạ xuống, làm đứt gãy, phun trào mắcma... làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa...; trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển...; nhiều địa hình có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp...
- Địa hình phân bậc
+ Nêu biểu hiện: Căn cứ vào thang màu độ cao ở trang 6-7 (Hình thể), tìm kiếm trên bản đồ để có dẫn chứng về sự phân bậc của địa hình nước ta. Ở mỗi bậc, cần nêu dẫn chứng cụ thể; ví dụ: bậc trên 2500m có Phanxipăng 3143m, Ngọc Linh 2598m...; bậc từ 2000 - 2500m có Tây Côn Lĩnh 2419m, Chư Yang Sin 2405 m...
+ Vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kì nâng lên khác nhau; xen kẽ giữa các chu kì nâng lên là hoạt động bào mòn của ngoại lực. Mỗi chu kì nâng lên có cường độ khác nhau, nên cùng với hoạt động bào mòn của ngoại lực đã tạo nên các bậc địa hình có độ cao khác nhau.
HƯỚNG DẪN
a) Chứng minh về tính đa dạng của sinh vật nước ta
- Đa dạng về loài
+ Nước ta có 14 600 loài thực vật, 11 200 loài và phân loài động vật. Trong đó, có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào "Sách đỏ Việt Nam".
+ Có nhiều loài đặc hữu quý hiếm, ghi vào Sách đỏ (tê giác một sừng, voi châu Á, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, gà lôi lam đuôi trắng...
- Đa dạng về gen
+ Là 1 trong 12 trang tâm nguồn gốc giống cây và thuần hóa Vật nuôi nổi tiếng trên thế giới.
+ Có nhiều giống cây trồng, vật nuôi, trong đó có nhiều gen bản địa, duy nhất chỉ có ở Việt Nam.
- Đa dạng về hệ sinh thái: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn rừng trên núi đá vôi, rừng ôn đới núi cao; trảng cỏ, cây bụi... Ở mỗi hệ sinh thái có các loài sinh vật khác nhau; ví dụ:
+ Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh quanh năm: Cây họ dầu (táu, sao, chò, kiền...; khỉ, vượn, chim, bò sát, côn trùng...), có ở: Cúc Phương, Pù Mát, Vụ Quang...
+ Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá: Cây họ dẻ, re, mộc lan, các loài rụng lá (sau sau, bồ đề, xoan...); thú lớn (voi, trâu rừng, hổ, báo, nai...), có ở: miền Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở vùng núi đá vôi: nghiến, trai, kim giao...; khỉ, voọc, sơn dương, loài gặm nhấm, bò sát... có ở miền Bắc.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn: đước, sú, vẹt, mắm, bần...; sò, ngao, tôm, cua, khỉ, sóc, rắn, chim,...), có ở vùng bãi triều ven biển và các vùng cửa sông (Quảng Ninh, Nam Định, Cà Mau...).
+ Hệ sinh thái rùng thưa nhiệt đới: cây gỗ mọc thưa, cây thông hai lá... có ở Tây Nguyên, Sơn La, Nghệ Ạn, Quảng Bình.
+ Hệ sinh thái rừng rậm á nhiệt đới thường xanh: cây hỗn hợp lá rộng, lá kim, trong đó chiếm ưu thế là loài cây thuộc khu hệ á nhiệt đới: họ dẻ, re, mộc lan, chè...), có ở đai á nhiệt đới (700 - 1600m ở miền Bắc, 1000 - 1800m ở miền Nam).
+ Hệ sinh thái rừng ôn đới cây lá kim: pơmu, samu, thiết sam, vân sam, thông lá dẹt...; loài gặm nhấm, chim di cư, có ở vành đai 1600m trở lên ở miền Bắc và 1800m trở lên ở miền Nam.
+ Hệ sinh thái trảng và truông nhiệt đới khô hạn (hoặc trảng cỏ, xavan, cây bụi): cỏ tranh, cỏ lông lợn, cây bụi (sim, mua, xương rồng, trinh nữ); loài bò sát (rắn, thằn lằn, kì nhông); thú nhỏ (chuột, sóc); chim, có ở vùng khô hạn Phan Rang, Phan Thiết.
b) Giải thích
- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật:
+ Các loài thực vật á nhiệt đới từ Hoa Nam xuống (họ re, dâu tằm, mộc lan...
+ Các loài thực vật ôn đới di cư từ Himalaya xuống (thông 2 lá, thông 3 lá, pơmu...
+ Các loài thực vật á Xích đạo di cư từ Malaixia - Inđônêxia lên (cây họ dầu, chò nâu...).
+ Các loài thực vật ưa nóng và khô di cư từ luồng Ấn Độ - Mianma đến (họ bảng, họ cà roi, họ tử vi...)
- Tự nhiên nước ta (địa hình, khí hậu, đất, sinh vật) đa dạng, đặc sắc và có sự phân hoá đa dạng theo chiều bắc - nam, tây - đông, độ cao. Ví dụ về khí hậu:
+ Nơi lượng mưa ẩm dồi dào: rừng rậm cận Xích đạo và nhiệt đới thường xanh quanh năm.
+ Nơi có sự khác biệt giữa hai mùa mưa, khô: rừng nửa rụng lá, rụng lá, rừng thưa.
+ Nơi lượng mưa ít, mùa khô sâu sắc và kéo dài: cây thấp, xavan, truông gai...
- Do đặc điểm địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng ở các địa phương nên có các kiểu thảm thực vật có tính địa phương rất điển hình, ví dụ:
+ Thực vật ở các vùng đất cát miền Trung: Cây xương rồng, phi lao và các loài cây lá nhọn khác.
+ Thực vật đầm lầy ở vùng thấp, trũng thường xuyên ngập nước ở Đồng Tháp Mười, rùng tràm trên đất phèn U Minh; rùng đước, sú, vẹt trên các vùng đất ngập mặn ở Nam Bộ, Quảng Ninh...
- Con người: Nhập nội các loài có nguồn gốc cạn nhiệt, ôn đới..., lai tạo giữa các loài để tạo ra loài mới.
HƯỚNG DẪN
Địa hình nước ta tác động đến khí hậu thể hiện rõ rệt ở độ cao và hướng núi.
a) Độ cao của địa hình tác động đến chế độ nhiệt và mưa
- Độ cao đã làm thay đổi nhiệt ẩm từ thấp lên cao, tạo ra các đai cao khí hậu khác nhau.
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
• Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ấm thay đổi tùy nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
• Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 – 1000m đến 2600m.
• Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
• Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
• Khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.
- Độ cao trong sự phối hợp với hướng gió đã tạo nên nhũng nơi mưa nhiều và mưa ít.
+ Những nơi mưa nhiều ở nước ta là những nơi núi cao đón gió. Chẳng hạn như: Bắc Quang (Hà Giang) 4802mm, Hoàng Liên Sơn (Lao Cai) 3552mm, Huế 2867mm, Hòn Ba (Quảng Nam) 3752mm...
+ Nơi mưa ít do nằm giữa núi cao, nhưng địa hình thấp trũng xuống không đón gió được như Mường Xén (Nghệ An), hoặc nằm ở nơi khuất gió, song song với hướng gió...
b) Hướng núi tác động rõ rệt đến chế độ nhiệt và mưa
- Hướng núi vòng cung:
+ Hướng vòng cung của các dãy núi ở Đông Bắc đã tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp, gây ra một mùa đông lạnh có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 18°C, đặc biệt ở Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cánh cung Đông Triều đón gió Đông Nam vào mùa hạ, gây mưa lớn ở sườn đón gió, nhưng làm cho vùng khuất gió ở lòng máng Cao - Lạng mưa ít.
- Hướng núi tây bắc - đông nam tác động mạnh mẽ đến khí hậu nước ta.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn đã chặn các đợt gió mùa Đông Bắc, không cho xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vào mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc tại những nơi có cùng độ cao.
+ Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc tràn xuống phía nam, làm cho về mùa đông, nhiệt độ có sự phân hóa rõ giữa hai miền khí hậu phía bắc và phía nam.
+ Dãy Trường Sơn đớn gió Đông Bắc vào mùa dông gây mưa; đón gió Tây Nam vào mùa hạ, gây hiện tượng phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ. Từ đó, làm cho mùa mưa ở Trung Bộ lệch về thu đông và mùa mưa ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ ngược nhau (mùa mưa ở Tây Nguyên là mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ, ngược lại mùa mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ là mùa mưa ở Tây Nguyên).
+ Phan Rang là nơi mưa ít nhất nước ta do nguyên nhân địa hình là chủ yếu. Hai loại gió Đông Bắc và Tây Nam đều gây mưa ở sườn đón gió (mưa ở phía vịnh Cam Ranh là sườn đón gió vào mùa đông và mưa ở phía nam mũi Dinh là sườn đón gió vào mùa hạ), trong khi Phan Rang nằm ở phía sườn khuất gió của cả hai mùa. Phía tây của Phan Rang là núi cực Nam Trung Bộ, tạo ra hiện tượng phơn khô nóng trong mùa hạ.
HƯỚNG DẪN
- Khối khí từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn, đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có tầng ẩm rất dày, vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn núi.
- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam, có tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh núi cao, không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời tiết khô nóng ở sườn khuất gió.
HƯỚNG DẪN
a) Hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; tuy nhiên hiện nay còn lại rất ít.
- Phổ biến hiện nay là rừng thứ sinh vói các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
b) Thành phần loài: Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Thực vật: Phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới (họ đậu, vang, dâu tằm, dầu).
- Động vật: Các loài chim, thú nhiệt đới (công, trĩ, gà lôi, khỉ, vượn, nai, hoẵng)... bò sát, ếch nhái, côn trùng.
c) Cảnh quan tiêu biểu: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.