K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

?????

6 tháng 10 2018
  • Niềm thương cảm của Nguyễn Du và Nguyễn Dữ dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.
  • Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm.
  • Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
4 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

đoạn văn thôi ạ