Vì sao Ấn Độ đạt được những thành tựu lớn trong quá trình công nghiệp hóa?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Chiến lược công nghiệp hóa
- Ấn Độ đã theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nặng, xây dựng các ngành công nghiệp trụ cột như: điện tử, tin học, công nghiệp vũ trụ và năng lượng hạt nhân.
- Gần đây, Ấn Độ đầu tư mạnh vào công nghiệp điện tử - tin học.
b) Thành tựu của công nghiệp hóa
- Ấn Độ đã trở thành một trong 15 nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.
- Ấn Độ đã xây dựng được hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng, có khả năng tự sản xuất được các máy móc thiết bị công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Ấn Độ đã xây dựng được một số ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao như: công nghiệp năng lượng hạt nhân, điện tử, hóa dầu, luyện kim, hàng không - vũ trụ và công nghệ thông tin.
- Hiện nay, Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới về sản xuất các sản phẩm phần mềm với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin hùng hậu, trình độ cao.
- Các vùng công nghiệp quan trọng của Ấn Độ:
+ Vùng Đông Bắc: với hai trung tâm công nghiệp lớn là Giam-sét-bua (luyện kim, cơ khí), Côn-ca-ta (luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm).
+ Vùng Tây Bắc: với trung tâm quan trọng nhất là Mum-bai (chế tạo máy bay, ô tô, đóng tàu, dệt vải, năng lượng nguyên tử,...). Ngoài ra, công nghiệp dệt phát triển mạnh ở A-ma-đa-bat, Pu-ma và dầu khí được khai thác ở vịnh Cam-bây (Bắc Mum-bai).
+ Vùng Nam Ấn: phát triển các ngành luyện kim, chế biến chè và nông sản xuất khẩu. Ban-ga-lo là trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm nổi tiếng thế giới, lớn nhất ở châu Á.
Chiến lược phát triển công nghiệp của Ấn Độ và thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa.
- Chiến lược phát triển công nghiệp Ấn Độ:
+ Xây dựng công nghiệp đa dạng, vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
+ Từ thập niên 50 đến thập niên 80 phát triển công nghiệp nặng.
+ Những năm gần đây đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử - tin học.
- Những thành tựu trong công nghiệp hóa:
+ Trở thành một trong 15 nước có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.
+ Xây dựng một hệ thống cơ cấu công nghiệp đa dạng, phân bố nhều vùng, nhất là những ngành có trình độ kĩ thuật cao.
- Từ giữa những năm 1970, Ấn Độ đã tự túc được lương thực.
- Trong các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, Ấn Độ đã có những bước tiến nhanh chóng.
- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc.
Nhân dân Ấn Độ đạt được những thành tựu:
Ấn Độ là quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ sau ngày độc lập, Ấn Độ trong suốt một thời kì dài do Đảng Quốc đại nắm chính quyền, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số những nước có nền công nghiệp phát triển cao, nhất là công nghiệp nặng.
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp những năm 50-70 đã giải quyết được vấn đề lương thực cho một nước gần 1 tỉ dân và bắt đầu xuất khẩu được gạo.
Cũng trong những năm 70, Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vòa sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, tivi màu…
- Tư tưởng: đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.
- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại: sử thi, kịch thơ...
- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Em ấn tượng nhất với thành tựu chữ viết vì người Âns Độ cổ đại đã phát minh ra hệ thống chữ viết từ 0-9 và đặc biệt là chữ số 0.
Những hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa ở Ấn Độ.
- Tiến độ theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Quá trình công nghiệp hóa có những hạn chế.
+ Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX thực hiện bảo hộ mạnh cho công nghiệp, áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu.
+ Chính sách trên làm cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thấp.
Lĩnh vực | Thành tựu |
Chữ viết | Chữ Phan xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin – đu. |
Tôn giáo | Là quê hương của đạo Bà La Môn, đạo Hin – đu, đạo Phật. |
Văn học | Phát triển phong phú với nhiều thể loại: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ. |
Nghệ thuật kiến trúc | Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (Hin-đu, Phật giáo) với những công trình kiến trúc đền, chùa độc đáo. |
- Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã kiên trì tiến hành đường lối xây dựng một nền công nghiệp đa dạng vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Ấn Độ đã nhanh chóng đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật gần 3 triệu người (đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kì và Liên bang Nga).
- Tiến hành đổi mới, cải cách cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn, trì trệ trong công nghiệp.